Hoàng đế Lê Thái Tổ, người khai sáng vương triều Hậu Lê

Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.

Hoàng đế Lê Thái Tổ là người sáng lập vương triều Hậu Lê. Ông sinh ra và lớn lên tại vùng đất Lam Sơn (nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, sau 10 năm chiến đấu gian khổ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã toàn thắng, giang sơn thu về một mối.

Ngày 15/4 năm Mậu Thân (1428), Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, lập ra vương triều Hậu Lê. Trong thời gian trị vì, vua Lê Thái Tổ đã định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đào tạo nhân tài, đặt cấm vệ quân, dựng quan chức, lập phủ huyện, khôi phục kinh tế, phục hồi sản xuất, ban bố ruộng đất bằng chính sách quân điền. Điều này đã mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ, thịnh trị cho Quốc gia Đại Việt - triều đại phát triển rực rỡ và tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Với phương pháp trưng bày hiện đại, kết hợp giữa truyền thuyết, lịch sử, kết quả khai quật khảo cổ học, nội dung trưng bày giới thiệu về: Bình Định Vương Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, sự kiện Hoàng đế Lê Thái Tổ đăng quang và tiến hành tái thiết đất nước, di sản thời Lê và dấu tích một số công trình kiến trúc, hiện vật, sơ đồ, bản đồ tiêu biểu thời Hậu Lê.

Một số hoạt động tôn vinh, tri ân, phát huy giá trị di tích tưởng niệm vua Lê Thái Tổ và các di tích tiêu biểu - dấu ấn Thăng Long - Hà Nội trong không gian văn hóa hồ Gươm, qua đó, cung cấp thêm những tư liệu, hình ảnh về cuộc đời sự nghiệp của đức vua Lê Thái Tổ và vương triều Hậu Lê, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê trong không gian văn hóa hồ Gươm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.