Hà Nội khai thác du lịch đêm gắn với di sản
Lấy bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống làm gốc, Hà Nội đang dần chuyển mình thành “Thủ đô không ngủ” để đánh thức các di tích lịch sử, di sản văn hóa và văn hóa truyền thống, đưa chúng bước vào ngành kinh tế ban đêm bằng những bước đi cụ thể.
Phần lớn sản phẩm du lịch đêm tại các di sản của Hà Nội đều thu hút lượng khách khá lớn. Ngay cả những hoạt động có thu phí như tour trải nghiệm tại Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng Phụ nữ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đều luôn trong tình trạng hết vé sớm.
Hay trong “Chuyện phố Hàng” được trình diễn tại không gian Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, người xem không chỉ gặp lại chủ nhân ngôi nhà cùng những hoạt động thường ngày của nghề thuốc đông y mà còn được chứng kiến sự trăn trở trong việc bảo tồn vốn cổ của cha ông trước những làn sóng văn minh phương Tây mà không phải chỉ ở ngày hôm nay chúng ta mới đối mặt.
Việc phát triển các hoạt động du lịch đêm kết hợp với các di sản cũng giúp nâng cao giá trị của những khu vực di tích, đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, thu hút du khách trong nước, hấp dẫn khách quốc tế, những người mong muốn khám phá một Hà Nội vừa cổ kính, vừa hiện đại, vừa sống động về đêm.
Việc khai thác du lịch đêm gắn với di sản không chỉ giúp phát triển nền kinh tế du lịch mà còn tạo ra một không gian văn hóa đặc sắc, nơi du khách có thể trải nghiệm và cảm nhận sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa những giá trị văn hóa lâu đời và nhịp sống hiện đại của Thủ đô.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0