Tinh thần thi ca từ cộng đồng người khiếm thị
Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ tháng thơ Se Sẽ Chứ, tập trung đối thoại về sự “Nhìn - Thấy - Biết - Thấu cảm” để gắn kết cộng đồng, xóa mờ giới hạn thưởng thức văn học nghệ thuật. Điểm nhấn đặc biệt của tọa đàm là phần trình diễn thơ Haiku trên nền đàn tranh. Đây là loại hình thơ nổi tiếng của Nhật Bản, với cấu trúc 3 dòng tượng thanh, tượng hình rõ ràng, giúp người nghe hiểu rõ nội dung văn học ngay cả khi họ không thể nhìn thấy câu chữ.
Nghệ sĩ trẻ Nguyễn An Như chia sẻ: “Mình phải có sự trải nhiệm về thiên nhiên để biến chúng thành âm thanh”.
Âm thanh độc đáo từ nhạc cụ dân tộc mô phỏng sống động cảnh sắc thiên nhiên, giúp nghệ sĩ khiếm thị tái hiện trọn vẹn bối cảnh và cảm xúc tác phẩm. Đó cũng là thông điệp đằng sau chủ đề “Như thể ai đó mù đang ngắm trăng”, lấy cảm hứng từ tựa đề bài thơ Haiku nổi tiếng của tác giả Basho. Đôi khi người khiếm thị dù không thể nhìn, lại có thể cảm nhận thế giới bằng những giác quan khác sâu sắc hơn.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho biết: “Những người khiếm thị là những người rất đặc biệt. Họ không nhìn được tôi, nhưng họ cảm nhận được. Tôi rất thích cách nhìn của họ, một cách nhìn mà không bị lệ thuộc vào con mắt sinh học”.
Tháng 12 này, tháng thơ Se Sẽ Chứ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động kết nối cộng đồng người khiếm thị thông qua thực hành nghệ thuật. Nổi bật như phòng đọc “Sờ chữ nghe thơ”, workshop học chữ nổi, đêm thơ mừng năm mới… Qua đó lan tỏa tình yêu thi ca đến người tham dự, dù là người sáng hay khiếm thị, đều có thể chạm đến vẻ đẹp của thi ca bằng thính giác.


Hà Nội không chỉ là nơi các du học sinh Lào học tập và trưởng thành, mà còn là nơi họ chắt chiu, lưu giữ và lan tỏa những nét văn hóa đặc trưng của quê hương mình.
Trà đã trở thành biểu tượng của sự tinh tế, lòng hiếu khách, văn hóa tao nhã ẩn chứa triết lý sống ở cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) từ 17 giờ ngày 22/5 đến 22 giờ ngày 24/5 để phật tử và nhân dân chiêm bái.
Hoàng thành Thăng Long là một trong những điển hình của việc Việt nam rất bám sát quy trình bảo vệ giá trị di sản thế giới.
Phố Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm) tập trung nhiều công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với lịch sử phát triển của Hà Nội, do đó còn được gọi là phố Tây giữa lòng Thủ đô.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Hà Nội trong việc tái hiện lại Điện Kính Thiên và các di tích trong Hoàng thành Thăng Long.
0