Sự kết hợp giữa mỹ thuật và tín ngưỡng dân gian

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích và nhóm dự án văn hóa Bối Ân tổ chức Triển lãm chủ đề "Chạm khắc đình trong phố" tại đình Kim Ngân, 42 - 44 Hàng Bạc.

Triển lãm được tổ chức nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hoá Việt Nam và kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia, 

Trong khuôn khổ Triển lãm, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các nhà nghiên cứu tổ chức toạ đàm chủ đề "Giải mã Biểu tượng sen hoá La Hầu". Trong các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng ở Hà Nội, phía trước khương án người ta thường chạm hình ảnh quỷ La Hầu hay còn gọi dân dã là mặt hổ phù. Hình hoa sen hóa La Hầu do ý nghĩa và thay đổi của lịch sử đã tác động đến thẩm mỹ, không còn ý niệm của tôn giáo, mà ngầm gửi gắm những khao khát, suy tưởng của con người vào trong biểu tượng này.

Hình tượng sen hóa La Hầu khá phổ biến, thể hiện sức sáng tạo lớn của cha ông, sự gắn bó của người Hà Nội với hoa sen và năng lượng sáng tạo, khả năng tưởng tượng của người xưa.

Tại buổi tọa đàm, PGS. TS. Đinh Hồng Hải, chuyên gia nghiên cứu văn hóa và mỹ thuật cổ truyền và TS. Trần Hậu Yên Thế, nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật và các biểu tượng nghệ thuật dân gian đã cùng trao đổi về một khám phá độc đáo: hình tượng sen hóa La Hầu xuất hiện trên hệ thống cửa võng của Đình Kim Ngân - một di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu trong khu phố cổ Hà Nội. Đây là một chủ đề kết hợp giữa mỹ thuật truyền thống, tín ngưỡng và kiến trúc dân gian, mang lại nhiều góc nhìn thú vị cho công chúng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm tranh “Con đường tôi đi - My way” là tổng kết xuyên suốt con đường mà NSƯT Ngọc Linh đi qua từ thời kháng chiến chống Pháp cho tới hiện nay, khi ông bước sang tuổi 95.

Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.

Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.

Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.

Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.

Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.