Sức sáng tạo không ngừng của nghệ sỹ mỹ thuật trẻ
Dễ dàng nhận thấy nhất là tính đột phá trong tác phẩm và loại hình đồ họa đã xuất hiện nhiều và phong phú hơn hẳn. Sau 5 tháng phát động, Ban Tổ chức Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ VII đã nhận được 1.050 tác phẩm của 300 tác giả trong cả nước gửi về tham dự. Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn 148 tác phẩm của 121 tác giả để trưng bày triển lãm. Mỗi tác phẩm đều đề cập đến những vấn đề của cuộc sống đương đại với góc nhìn của những người trẻ, phản ánh sự phát triển của các loại hình nghệ thuật đương đại hiện nay.
Họa sĩ Ngô Duy Hiển chia sẻ: “Chất lượng các tác phẩm rất là cao, tinh thần của các bạn nghệ sĩ cũng rất nhiệt huyết. Đa phần là các bạn trẻ nhưng góc nhìn lại vô cùng sâu xa và đợt này các bạn lại đưa các chất liệu đặc biệt hơn, mang tính chất media và kỹ thuật số, một chút sắp đặt mang tính thị giác rất lớn cho người xem ngoài và cả người chuyên môn".
Theo đánh giá của Hội đồng nghệ thuật, những năm qua, nhất là sau khi dịch bệnh Covid-19 và những biến động của thế giới, đời sống mỹ thuật Việt Nam đã có những chuyển biến trong thời kỳ hội nhập quốc tế và thế giới với tư duy sáng tạo mới trong quan điểm sáng tác nghệ thuật của các nghệ sĩ trẻ. Sự trăn trở của các nghệ sĩ trẻ với các vấn đề của cuộc sống xã hội đương đại được gửi gắm vào tác phẩm, công chúng yêu nghệ thuật có cái nhìn rõ nét hơn về nghệ thuật đương đại.
Ban Tổ chức đã lựa chọn 27 tác phẩm, bộ tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng. Ba giải Nhất được trao cho các tác phẩm: “Mẹ tôi” của Vàng Hải Hưng, thể loại hội họa; “Suốt” của Phạm Thùy Dương, thể loại sắp đặt; “Sau cơn mưa” của Bùi Thị Yến Vy, thể loại đồ họa. Ban Tổ chức trao 4 giải Nhì, 9 giải Ba, 11 giải Khuyến khích và 2 giải thưởng tác phẩm là đồ án tốt nghiệp.
Là sân chơi để tôn vinh các tài năng trẻ trong nền mỹ thuật đương đại, Festival Mỹ thuật trẻ được tổ chức hai năm một lần, luôn là nơi gặp gỡ sôi nổi của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ đồ họa; phản ánh sự phát triển các loại hình nghệ thuật đương đại cũng như đời sống mỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Sự kiện không chỉ tôn vinh những tài năng trẻ mà còn là cầu nối đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ trẻ giới thiệu những tác phẩm đặc sắc, phản ánh những góc nhìn mới mẻ, sáng tạo và những suy tư về xã hội, con người và văn hóa đương đại.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0