Mỹ và Iran đàm phán ở Oman: Đầu xuôi chờ đuôi lọt
Sau gần mười năm lại có cái bắt tay nhau giữa đại diện của Mỹ và Iran. Việc hai bên nhất trí sớm thương thảo với nhau sau hai tiếng rưỡi đàm phán thông qua sự trung gian của Oman đủ thấy sự khởi đầu suôn sẻ đã được hai bên gây dựng.
Cuộc gặp giữa đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff và Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi diễn ra ở Oman. Phía Mỹ nói hai bên thương thảo trực tiếp trong khi phía Iran bảo gián tiếp. Giải pháp ngoại giao được vận dụng để giúp bên nào cũng có lý là ông Witkoff và ông Araghchi thương thảo thông qua Bộ trưởng Ngoại giao Oman nhưng sau đó gặp nhau trực diện và bắt tay nhau. Phía Iran quả quyết là chương trình nghị sự chỉ bao gồm vấn đề chương trình hạt nhân của Iran trong khi Oman lại thổ lộ rằng có cả những nội dung khác như dỡ bỏ các biện pháp chính sách trừng phạt Iran, giảm căng thẳng ở khu vực Trung Đông, vùng Vịnh và Bắc Phi, trao đổi tù nhân....
Cuộc gặp giữa hai nước đáng được chú khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm 2018 đã rút nước Mỹ ra khỏi thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran mà người tiền nhiệm đã ký kết năm 2015. Hiện tại, chính ông Trump lại chủ động đề nghị đàm phán trực tiếp với Iran.
Ông Witkoff tuyên bố phía Mỹ sẵn sàng nhượng bộ và thoả hiệp với Iran, công bố lằn ranh đỏ đối với Mỹ là Iran không có vũ khí hạt nhân. Việc phía Mỹ chủ động thương thảo riêng với Iran, thể hiện tâm trạng nôn nóng muốn nhanh chóng đạt được thoả thuận với Iran về vấn đề hạt nhân của Iran và công khai lằn ranh đỏ khiến Israel và các đồng minh của Mỹ ở châu Âu hết sức bối rối và quan ngại. Ông Trump ý thức được rằng phải giữ dư địa cho biến báo và hành xử khi xảy ra kịch bản thương thảo bế tắc hoặc đổ vỡ. Do đó, Mỹ không chỉ có tăng cường lực lượng quân sự ở khu vực vùng Vịnh mà còn lớn giọng tuyên bố sẵn sàng tấn công quân sự Iran.
Có thể thấy, Mỹ lẫn Iran hiện đều thật sự mong muốn nhanh chóng đạt được thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran. Mỗi bên có lý do riêng. Cả hai đều nhằm đến thoả thuận hoàn toàn mới chứ không phải khôi phục hiệu lực của thoả thuận cũ (sẽ hết hiệu lực vào mùa thu năm nay).
Có hai điều ở thoả thuận mới khác biệt cơ bản so với thoả thuận trước đó. Thứ nhất, là thoả thuận song phương giữa Mỹ và Iran mà không có sự tham gia của Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức như trước. Thứ hai, thoả thuận mới chỉ quy định Iran không được chế tạo vũ khí hạt nhân chứ không buộc Iran phải huỷ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân - như Libya hồi năm 2003.
Cuộc gặp vừa qua ở Oman là bước đi chung đầu tiên của hai bên trên chặng đường còn rất dài và đầy trở ngại.


Lực luợng hải quân Nga và Ai Cập vừa tiến hành cuộc tập trận chung mang tên “Cầu Hữu nghị - 2025” tại vùng biển Địa Trung Hải.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhập khẩu, nhằm tạo thời gian cho các nhà sản xuất điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 14/4 đã thừa nhận, quân đội Ukraine hiện không còn đủ khả năng giành lại các vùng lãnh thổ đã mất trong cuộc xung đột với Nga.
Chính phủ Hàn Quốc vừa thông báo sẽ tăng quy mô gói hỗ trợ dành cho ngành công nghiệp bán dẫn lên 33 nghìn tỷ won (tương đương khoảng 23,25 tỷ USD).
Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikos Dendias ngày 14/4 cho biết, nước này đã ký thỏa thuận mua 16 tên lửa chống hạm Exocet do Pháp sản xuất.
Bộ trưởng Ngoại giao Italia Antonio Tajani cho biết, vòng đàm phán hạt nhân thứ hai giữa Mỹ và Iran sẽ được tổ chức tại Rome, Italia.
0