Độc đáo văn hoá Ngày hội trình diễn cây Nêu

Trong khuôn khổ Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản Văn hóa Việt Nam" chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Ngày hội trình diễn cây Nêu đã được tổ chức với sự tham dự của 6 tỉnh thành trong cả nước.

Ngày hội trình diễn cây Nêu đã được tổ chức với sự tham dự của 6 tỉnh thành trong cả nước gồm Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đà Nẵng. Ngày hội đã mang tới bầu không khí sôi động và ấn tượng đối với du khách trong cả nước.

Ở Thanh Hóa, cây Nêu gắn với dân tộc Mường chào đón năm mới; ở Sơn La, cây Nêu gắn với dân tộc Thái trắng trong Lễ Hết Chá; ở Quảng Nam, cây Nêu của đồng bào Ca Dong trong Lễ Cúng máng nước; ở Đà Nẵng, cây Nêu của đồng bào Cơ tu trong lễ Tạ ơn trời đất…..

Ngày hội chính là một biểu trưng văn hóa và không thể thiếu trong các nghi lễ hiến tế của rất nhiều cộng đồng Việt Nam.

Mỗi cây Nêu được dựng lên tại Ngày hội chính là một  biểu trưng văn hóa và không thể thiếu trong các nghi lễ hiến tế của rất nhiều cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cây Nêu là cầu nối giữa đất và trời, là sự kết nối giữa con người với thần linh, gửi gắm những khát vọng  ước nguyện của đồng bào các dân tộc mong cho dân làng luôn mạnh khỏe bình an, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Ông Bùi Hồng Nhi -  Dân tộc Mường, Thanh Hóa chia sẻ, khi mà cây Nêu được dựng lên thì từ niềm tin cho đến kiêu hãnh văn hóa của các dân tộc đều được thắp lên từ đó. Khi cây Nêu dựng lên, các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của mỗi bản làng, trong mỗi gia đình càng được phát huy hơn. 

Cây Nêu là cầu nối giữa đất và trời, là sự kết nối giữa con người với thần linh, gửi gắm những khát vọng  ước nguyện của đồng bào các dân tộc. 
Đến với ngày hội, các du khách không chỉ được tìm hiểu về ý nghĩa của Cây Nêu mà còn được thưởng thức những màn trình diễn hát múa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trong các lễ hội. Đồng thời, du khách còn hiểu hơn về ý nghĩa tâm linh với mong muốn mưa thuận gió hòa, khát khao phồn vinh, hạnh phúc của buôn làng.

Ông Phạm Văn Thương – Du khách Quảng Nam cho hay, Cây Nêu tượng trưng cho nét đẹp, rất là hay, văn hóa dân tộc và mình thấy văn hóa dân tộc của Việt Nam rất phong phú, đa dạng, tôi mong trong thời gian tới chúng ta cố gắng tìm hiểu và khôi phục lại văn hóa đã bị mai một.

Nhìn từ Cây Nêu, tín ngưỡng dân gian hiện ra như là một kho tàng với nhiều điều thú vị, lạ lẫm, thu hút du khách gần xa.

Bà Phạm Thị Tiệp – Du khách Hà Nội chia sẻ, tôi đến tham gia thì tôi được hiểu thêm nhiều lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam và hiểu thêm về ý nghĩa của cây Nêu.

Ông Trịnh Ngọc Chung – Quyền Trưởng BQL Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam cho hay, chúng ta đưa những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, vùng miền, đồng bào các dân tộc về gần với công chúng với người dân để làm sao khong chỉ bảo tồn giới thiệu nó mà còn để giá trị văn hóa này lan tỏa đến với nhiều người dân hơn. 

Trải qua bao thế hệ, cây Nêu đã in sâu vào tiềm thức và luôn chiếm vị trí quan trọng là vật thiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khắp mọi miền đất nước. Nhìn từ Cây Nêu, tín ngưỡng dân gian hiện ra như là một kho tàng với nhiều điều thú vị, lạ lẫm, thu hút du khách gần xa.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.