Cần xử nghiêm hiện tượng 'nhờn luật' sau Nghị định 168 | Hà Nội tin mỗi chiều

Những cảnh tượng quen thuộc như không kiên nhẫn vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng vút lên vỉa hè lại xuất hiện trên đường. Có phải một bộ phận người dân đã quên Nghị định 168? Phải chăng, luật chỉ là thứ để đối phó, thay vì tuân thủ? Nếu tình trạng "nhờn" luật này không được chặn đứng, liệu trật tự có thể được lập lại?

Chuyện "nhờn" luật không phải là câu chuyện mới, mà là hệ quả của nhiều nguyên nhân đan xen.

Thứ nhất, mức phạt dù có tăng nhưng nếu không kiểm soát chặt chẽ, người vi phạm vẫn có tâm lý “có tiền là xong”. Bạn hãy thử hình dung: một tài xế vượt đèn đỏ, bị xử phạt vài triệu đồng, nhưng anh ta sẵn sàng móc ví trả ngay mà không một chút đắn đo. Vì sao? Vì với anh ta, số tiền đó chẳng thấm vào đâu so với lợi ích của việc đi nhanh hơn vài phút. Đối với một số người, nộp phạt không phải là bài học răn đe, mà giống như một khoản phí "đổi lấy sự tiện lợi". Và khi đã có tư duy đó, họ sẽ không ngần ngại tái phạm.

Thứ hai, việc thực thi pháp luật còn chưa đồng bộ, khiến người dân hình thành tâm lý đối phó. Tại các nút giao thông trọng yếu, có lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ, có thể thấy phần đa người dân tuân thủ luật hơn hẳn. Nhưng khi vắng bóng cơ quan chức năng, tình trạng vượt đèn đỏ, đi sai làn, phóng nhanh vượt ẩu lại tái diễn ngay lập tức. Điều này cho thấy ý thức chấp hành không xuất phát từ sự tự giác, mà chỉ đơn giản là do sợ bị phạt. Nếu sự giám sát không được duy trì liên tục, không có công nghệ hỗ trợ, hoặc có sự xử lý thiếu nhất quán giữa các khu vực, thì rất khó để thay đổi hành vi người tham gia giao thông một cách bền vững.

Thứ ba, tư duy xem nhẹ luật pháp vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ người dân. Đây chính là gốc rễ của vấn đề. Nhiều người không coi việc chấp hành luật là một điều bắt buộc, mà chỉ là một lựa chọn mang tính tình huống. Khi đường đông, họ đi đúng làn, dừng đèn đỏ, nhưng khi đường vắng, họ sẵn sàng tạt đầu, lách luật, miễn là không có ai "bắt tại trận". Dần dần, những suy nghĩ này lan rộng và trở thành một "chuẩn mực lệch lạc" trong cộng đồng.

Nghị định 168 được xem là thuốc đắng dã tật. Thế nhưng thuốc đắng thường không hấp dẫn nên người ta tránh né. Và nếu thế thì phải tăng cường ngăn chặn tình trạng này quyết liệt để bảo đảm an toàn cho chính mỗi chúng ta khi tham gia giao thông.

Trước tiên, lực lượng chức năng cần mạnh tay hơn, xử phạt nghiêm minh, nhất quán, không để tình trạng “đầu voi đuôi chuột”. Nếu ai vi phạm cũng bị xử lý nghiêm khắc, chắc chắn người ta sẽ không còn dám xem thường luật pháp.

Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức cũng vô cùng quan trọng. Đừng để việc tuân thủ luật giao thông chỉ là để tránh bị phạt, mà chúng ta phải biến nó thành một thói quen văn minh, vì sự an toàn của chính mình và mọi người xung quanh.

Cuối cùng, hãy để công nghệ “lên tiếng”! Khi kết hợp với hệ thống camera giám sát, cùng với định danh biển số, có thể xác định ngay lập tức các phương tiện vi phạm, từ đó gửi thông báo vi phạm đến chủ xe, người vi phạm một cách chính xác, hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ định danh biển số không chỉ giúp tăng cường hiệu quả của việc giám sát giao thông mà còn tạo ra sự răn đe mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm. Ngoài ra, cần sớm đưa vào áp dụng việc sử dụng dữ liệu hình ảnh của người dân về tình trạng vi phạm. Bởi rất nhiều ô tô đã trang bị hệ thống camera hành trình. Chỉ cần huy động được những dữ liệu này cũng góp phần đáng kể trong việc phát hiện hành vi vi phạm. Khi người tham gia giao thông nhận thấy, chỉ cần vi phạm là sẽ bị xử phạt, tự khắc ý thức của họ sẽ được nâng lên, tránh tình trạng “nhờn” luật, khi vi phạm mà không bị xử phạt.

Tuy nhiên, có một điều quan trọng: nếu chính quyền quyết liệt nhưng người dân vẫn thờ ơ, thì luật có nghiêm đến đâu cũng không thể thay đổi thực tế. Chúng ta không thể chỉ trông chờ vào sự kiểm soát từ bên ngoài mà mỗi người cần có trách nhiệm với chính mình. Khi mỗi cá nhân thực sự tuân thủ, khi xã hội chung tay giám sát, thì luật mới phát huy tác dụng.

Luật giao thông không phải là thứ mới lạ, nhưng nếu không có sự giám sát và thực thi nghiêm minh, người dân sẽ dần xem nhẹ nó như một điều "cũ kỹ" và có thể lờ đi. Để chấm dứt tình trạng "nhờn luật", chúng ta cần không chỉ những chế tài mạnh mẽ, mà quan trọng hơn là một sự thay đổi từ ý thức mỗi người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

HANOITV News | 04/04/2025

Chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra một cú sốc lớn đối với thương mại toàn cầu. Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa, bù đắp khoản thâm hụt nợ công của Mỹ. Sâu xa hơn, Mỹ muốn dùng công cụ thuế để gây sức ép, buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại theo hướng có lợi hơn cho Mỹ.

Chiến thuật cứu hộ của Công an Việt Nam được đánh giá cao; Công tác cứu nạn ở Myanmar bước sang giai đoạn mới; Bắt tạm giam Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Ngoài phở, những món sợi nước như bún, miến vẫn luôn được nhiều người Hà Nội tìm đến cho bữa sáng hàng ngày. Với vị ngọt thanh, chua dịu nhẹ đặc trưng của dấm bỗng, bún riêu chính là một lựa chọn phù hợp để bắt đầu một ngày mới.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Bộ Quốc phòng thưởng từ 16 lần lương cơ sở khi cá nhân lập thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc; Bộ Y tế thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga; Tòa án Hàn Quốc phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.

Lãnh đạo cấp cao Đảng Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Người Việt Nam tại Mandalay chung tay cứu trợ người dân Myanmar; Doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với mức thuế cao của Mỹ; Tổng thống Mỹ công bố điều kiện giảm thuế đối ứng;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.