Bàn về cuộc bầu cử ở Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania

Ba cuộc bầu cử ở Ba Lan, Bồ Đào Nha và Romania có tầm ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của châu Âu vừa diễn ra hôm 18/5. Cả ba nơi đều diễn ra cuộc ganh đua quyền lực quyết liệt giữa phe ủng hộ châu Âu đoàn kết thống nhất và phái cực hữu, dân tuý, dân tộc chủ nghĩa.

Ở Bồ Đào Nha diễn ra cuộc bầu cử quốc hội lần thứ ba trong vòng ba năm qua, ở Ba Lan có cuộc bầu cử tổng thống, ở Romania tiến hành vòng bầu cử thứ hai quyết định ai sẽ trở thành tổng thống mới của đất nước này. Kết quả phe cực hữu, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa ở cả ba nơi đều không thắng cử như họ kỳ vọng và châu Âu có thể tạm thời thở phào nhẹ nhõm sau nhiều ngày trong trạng thái 'run rẩy' lo ngại và chờ đợi kết quả bầu cử.

Ở Bồ Đào Nha, liên minh cánh hữu - trung tâm Liên minh dân chủ (AD) của Thủ tướng đương nhiệm Luis Montenegro trở thành phe cánh chính trị lớn nhất trong quốc hội nhưng không giành về được đa số trong quốc hội. Đảng cực hữu, dân tuý Chega (có nghĩa là 'Quá đủ rồi') tuy chỉ xếp thứ 3 trong quốc hội nhưng đạt được tỷ lệ phiếu bầu cao nhất kể từ khi đảng thành lập mới chỉ cách đây có 6 năm. Sự trỗi dậy của phe này trong thời gian ngắn đến vậy có thật sự ấn tượng? Ông Montenegro chắc sẽ tiếp tục cầm quyền nhưng việc cầm quyền cũng chắc chắn sẽ rất khó khăn và đầy trắc trở về đối nội.

Trong vòng bầu tổng thống thứ hai ở Romania, ứng cử viên của phe cực hữu, dân tuý George Simion thua ứng cử viên tổng thống độc lập Nicusor Dan với tỷ lệ phiếu bầu 46%/54%. Ở vòng bầu cử đầu tiên, ông Simion bỏ xa ông Dan về tỷ lệ phiếu bầu đã đạt được. Kết quả bầu cử cho thấy, châu Âu đã mới chỉ thoát hiểm trong gang tấc và vẫn tiếp tục bị báo động bởi diễn biến tình hình chính trị - xã hội ở Romania.

Ở Ba Lan, ai trở thành tổng thống mới sẽ được quyết định ở vòng bầu tổng thống thứ hai diễn ra trong ngày 1/6 tới. Ở vòng bầu ngày 18/5 vừa qua, ứng cử viên tổng thống Rafal Trzaskowski của phe cầm quyền của Thủ tướng Donald Tusk dẫn trước sát nút ứng cử viên tổng thống của phe đảng Luật pháp và Công lý (PiS), với mức độ chênh lệch phiếu bầu lớn không đầy 2%.

Ở cả ba nước, những chủ đề nội dung vận động tranh cử được coi trọng hàng đầu là an ninh và quốc phòng, kinh tế và xã hội, di cư và tị nạn, cuộc chiến tranh ở Ukraine và tương lai chính trị an ninh châu lục, quan hệ với EU và Mỹ.

Châu Âu phải "run rẩy" để tới được chiến thắng trong cả ba cuộc bầu cử, hoặc nếu không chiến thắng, ít nhất đã ngăn cản được thất bại. Tuy nhiên, châu Âu vẫn còn lo sợ bởi phe cực hữu, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ và ám ảnh tương lai của cả châu lục.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cuộc điện đàm ngày 19/5 với người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã diễn ra "rất tốt đẹp", ông cho rằng Nga và Ukraine “sẽ ngay lập tức bắt đầu thảo luận” hướng đến một lệnh ngừng bắn và chấm dứt xung đột.

Chính phủ các nước Anh, Pháp và Canada ngày 19/5 đã đưa ra cảnh báo cứng rắn nhằm vào Israel, cho biết có thể áp dụng các lệnh trừng phạt nếu nước này không chấm dứt các hành động quân sự gây thương vong lớn tại Dải Gaza.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sáng 20/5 cho biết, Hội nghị thượng đỉnh "Chọn nước Pháp" năm nay dự kiến sẽ thu hút tổng cộng 20 tỷ euro vốn đầu tư mới cho nền kinh tế Pháp.

Hàng nghìn người dân Palestine tại thành phố Khan Younis, miền Nam Dải Gaza ngày 19/5 đã phải rời bỏ nhà cửa để đến khu vực al-Mawasi, phía Tây thành phố sau khi quân đội Israel ra lệnh sơ tán khẩn cấp.

Ba cuộc bầu cử ở Ba Lan, Bồ Đào Nha và Romania có tầm ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của châu Âu vừa diễn ra hôm 18/5. Cả ba nơi đều diễn ra cuộc ganh đua quyền lực quyết liệt giữa phe ủng hộ châu Âu đoàn kết thống nhất và phái cực hữu, dân tuý, dân tộc chủ nghĩa.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/5 đã có cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine để tìm ra giải pháp chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm qua ở Ukraine.