Bữa cơm tất niên, nét đẹp trong văn hóa người Việt

Bữa cơm tất niên chiều 30 Tết chính là giây phút thiêng liêng và ấm áp nhất của nhiều gia đình người Việt. Bởi đây là bữa cơm cuối cùng của năm cũ, mọi người cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ cúng dâng lên bàn thờ tổ tiên để nhớ ơn những người đã khuất bóng. Bên cạnh đó, bữa cơm tất niên cũng là lúc các thành viên được cùng nhau ngồi lại chia sẻ về công việc, cuộc sống và những khó khăn.

Theo phong tục cổ truyền của người Việt, mâm cỗ tất niên sẽ thực hiện vào 30 Tết, hoặc 29 Tết với những năm lịch thiếu. Đây là một trong những bữa cơm mang ý nghĩa quan trọng trong truyền thống văn hóa của người Việt từ xưa đến nay.

Bữa cơm chiều cuối năm cũng là lúc gia đình đoàn viên, sum họp. Cả một năm làm việc, học hành vất vả ở nơi xa, đây là lúc người ta được quay về với gia đình, cùng ăn một bữa cơm mang đậm vị Tết. Đây cũng là dịp để con cháu mời ông bà, tổ tiên về dùng bữa. Việc chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên sao cho thật chỉn chu chính là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính của mình đối với ông bà, tổ tiên.

Bữa cơm chiều cuối năm cũng là lúc gia đình đoàn viên, sum họp.

Tùy vào phong tục mỗi vùng miền, các món ăn trong mâm cúng tất niên sẽ được thay đổi sao cho phù hợp với truyền thống của từng nơi. Trong đó, mâm cơm cúng tất niên miền Bắc được xem là phiên bản nguyên vẹn nhất theo tập tục cũ, với những món ăn truyền thống như: bánh chưng, gà luộc, bát canh măng, nem rán, khoanh giò và một đĩa bóng xào thập cẩm…

Tùy vào phong tục mỗi vùng miền, các món ăn trong mâm cúng tất niên sẽ được thay đổi sao cho phù hợp với truyền thống của từng nơi

Bữa cơm chiều 30 Tết dù ở thời kỳ nào, hay địa phương nào đi chăng nữa nhưng với mỗi người Việt vẫn luôn là bữa cơm ý nghĩa nhất trong ký ức mỗi thành viên trong gia đình. Sau bữa cơm tất niên, gia đình sẽ sửa soạn để cúng Giao thừa, tiễn năm cũ và đón chào năm mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.

Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.

Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…

Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.

Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.

Về với thiên nhiên và những điều mộc mạc, yên bình chính là cách để mỗi người tự làm mới mình sau những ngày bận rộn. Một kỳ nghỉ nhẹ nhàng nhưng cũng là những kỉ niệm khó quên.