Bộ GD&ĐT hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022-2023

Bộ Giáo dục & Đào tạo đã rất nỗ lực, triển khai đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022-2023.

Đó là ghi nhận của ông Nguyễn Đắc Vinh – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tại buổi làm việc của Ủy ban với Bộ GD&ĐT về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, dự kiến chương trình công tác năm 2024; tình hình phân bổ quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2023 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Buổi làm việc diễn ra vào chiều 8/10.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: giaoducthoidai.vn

Tham dự buổi làm việc có Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Tại buổi làm việc, đại diện Bộ GD&ĐT đã báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023, phương hướng triển khai kế hoạch năm học 2023-2024. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã triển khai năm học 2022-2023 hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương;

Công tác quản trị nhà trường tiếp tục được đổi mới theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch. Toàn ngành đã chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

Toàn cảnh buổi làm việc giữa Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Bộ GD&ĐT. Ảnh: giaoducthoidai.vn

Ngoài ra, công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo. Việc thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; thực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên có nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Cũng trong năm học 2022-2023, Bộ GD&Đ tiếp tục triển khai quy hoạch, nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đại học; tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính, tăng cường hội nhập quốc tế, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua và tăng cường công tác truyền thông giáo dục.

Tiếp tục 'mở đường' cho giáo dục phát triển

Về phương hướng nhiệm vụ năm học 2023-2024, Bộ GD&ĐT xác định sẽ tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành; Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; có giải pháp hiệu quả để thu hút các nguồn lực hợp pháp để đầu tư cho giáo dục và đào tạo; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, giáo dục thể chất, y tế trường học; bảo đảm an toàn trường học; quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; tăng cường hội nhập quốc tế, chuyển đổi số, truyền thông giáo dục...

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã trao đổi, thảo luận một số vấn đề liên quan đến chủ trương xã hội hóa giáo dục, đầu tư cho giáo dục, chất lượng giáo dục phổ thông, tự chủ đại học, kiểm định chất lượng giáo dục, công tác phân luồng trong giáo dục, vấn đề tài chính giáo dục...

Bộ GD&ĐT mong muốn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiếp tục quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ Bộ trong việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; xây dựng và trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo, nhằm tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những bất cập trong công tác phát triển đội ngũ nhà giáo hiện nay; sửa Luật Giáo dục đại học để mở đường cho giáo dục đại học tiếp tục phát triển. Qua đó, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh chia sẻ với những khó khăn của ngành giáo dục về tình trạng thiếu giáo viên; chế độ, chính sách cho đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu...

Ông Nguyễn Đắc Vinh ghi nhận Bộ GD&ĐT đã rất nỗ lực, triển khai đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022-2023.

Tổng hợp

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.

Bức thư của nữ sinh Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025.

Cả nước sau khi sáp nhập có trên 3.300 đơn vị hành chính cấp xã với 52.000 cơ sở giáo dục và 23,4 triệu học sinh, bình quân mỗi xã có 7.000 học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.

Hai trường Trường THPT chuyên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đang chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao với tỷ lệ chọi vào lớp 10 chuyên tăng cao.

Phòng GD&ĐT quận Ba Đình, TP. Hà Nội vừa tổ chức cuộc thi robotics dành cho học sinh tiểu học và THCS quận Ba Đình năm học 2024-2025.

Trường THCS Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) ngày 15/5 đã tổ chức Ngày hội STEM với chủ đề “Bứt phá cùng khoa học”.