Xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM tiên phong trong đào tạo
Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Quốc gia TP.HCM đã đào tạo gần 400 nghìn cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ; tiên phong thí điểm mở các ngành đào tạo mới như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chip - bán dẫn, các chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng.
Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM có 17 ngành với 3 lĩnh vực được xếp hạng thế giới, trong đó có đến 14 ngành thuộc top 500 thế giới; dẫn đầu cả nước với 154 chương trình được kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế.
Với những thành tích xuất sắc, Đại học Quốc gia TP.HCM được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng Nhất, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Đại học Quốc gia TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, xác định rõ giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu và với tầm nhìn chiến lược, ngay từ đầu những năm 1990, Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo tập trung đổi mới công tác giáo dục đào tạo, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ “xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã quyết định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để đạt mục tiêu này, những năm tới nước ta phải phát triển liên tục với mức tăng trưởng 2 con số, trong đó xác định rõ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nguồn nhân lực chất lượng cao là những yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định.
Yêu cầu Đại học Quốc gia TP.HCM nỗ lực phấn đấu để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM tiên phong xuất sắc trong ba nội dung: đổi mới tư duy, phương pháp luận cách tiếp cận để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, với “tầm nhìn xa, trộng rộng, nghĩ sâu, làm lớn”, “coi trọng thời gian, coi trọng trí tuệ và sự quyết đoán”; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, tập trung các ngành mới nổi như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, dữ liệu lớn, lượng tử, quang học, vật liệu mới; giữ gìn bản sắc, giá trị cốt lõi và những mục tiêu đã đề ra, góp phần vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của cả nước theo đúng sự chỉ đạo của Đảng và mong muốn của nhân dân.


Đoàn công tác gồm hiệu trưởng các trường đại học của Bỉ do bà Elisaberh Degryse, Bộ trưởng, Thủ hiến Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp đã đến thăm và làm việc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia, tăng khoảng 400.000 em so với năm 2024.
Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
0