Giáo dục phải phát triển để phát triển khoa học công nghệ

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, là cơ hội lớn cho ngành giáo dục để phát triển đột phá. PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trò chuyện cùng phóng viên Đài Hà Nội về nội dung này.

Phóng viên: Việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 57 đối với ngành giáo dục đào tạo, cũng như tại các cơ sở giáo dục đại học đang diễn ra như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sau khi có Nghị quyết 03 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Bộ Giáo dục đã khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện của Bộ để triển khai trong toàn ngành, đó là Kế hoạch 100.

Bộ đã tổ chức hội nghị toàn ngành để triển khai, quán triệt những nội dung quan trọng của Nghị quyết 03 cũng như Kế hoạch thực hiện 100 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kết nối tất cả các cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm và các sở giáo dục và đào tạo. Từ các sở kết nối tới các trường phổ thông. Những nội dung công việc tập trung chủ yếu ở lĩnh vực đại học, một số ở lĩnh vực phổ thông.

Phóng viên: Trong thời gian tới, ngành giáo dục và đào tạo sẽ triển khai những công việc gì để hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 57 về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành khoa học - công nghệ?

PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao tập trung vào những nội dung liên quan: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo các ngành STEM, triển khai các trường đào tạo tài năng; đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp để chúng ta thực hiện được.

Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi sẽ khẩn trương xây dựng các cơ chế, chính sách về học bổng, học phí; phối hợp với các bộ ngành đề xuất đầu tư các dự án phòng thí nghiệm. Tiếp theo là các cơ chế chính sách để đào tạo, thu hút giảng viên giỏi về dạy các chương trình này. Đây là những bước đi quan trọng trong thời gian tới.

Phóng viên: Nghị quyết 57 sẽ mang lại cơ hội như thế nào đối với ngành giáo dục để phát triển đột phá?

PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chúng ta đặt vấn đề ngược lại một chút, ngành giáo dục và đào tạo phải phát triển để phục vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Khi cơ chế chính sách mới, những chủ trương trong Nghị quyết 57 được thể chế hóa thì cũng thúc đẩy phát triển giáo dục đào tạo. Ở đây là quan hệ hai chiều. Các cơ sở giáo dục đại học có sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng đồng thời cũng là các cơ sở nghiên cứu mạnh. Khi đó chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực được đào tạo của chúng ta sẽ gia tăng mạnh. Và các kết quả nghiên cứu sẽ gắn với thực tiễn cũng như phục vụ tốt hơn cho sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước, đặc biệt là với những ngành công nghệ chiến lược.

Phóng viên: Ông có những đề xuất, kiến nghị gì về việc cần có các chính sách để xây dựng nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ?

PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hầu hết các chính sách có điểm nghẽn từ trước đến nay đều được đề xuất, được đưa vào chương trình hành động của Chính phủ để sửa đổi các văn bản từ luật đến nghị định. Chúng tôi rất mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ ngành phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ trì, phối hợp với Bộ triển khai, hoàn thiện các văn bản này sớm nhất có thể và theo đúng tinh thần Nghị quyết 57. Như vậy, sẽ tháo gỡ được rất nhiều.

Thứ hai, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng nhiều quy hoạch, chiến lược, đề án. Chưa bao giờ chúng ta có nhiều nhiệm vụ và đề án phát triển các cơ sở giáo dục đại học như hiện nay. Khi được phê duyệt, chúng tôi mong Chính phủ quan tâm để chỉ đạo bố trí đủ kinh phí, nguồn lực để triển khai các chính sách này.

Khi cơ chế chính sách được cởi bỏ, tháo gỡ khó khăn, ngành giáo dục đào tạo, với những kết quả đã làm được trong những năm qua, đặc biệt đối với tự chủ đại học thì sẽ có những bước tiến trong các năm tới.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT. Giáo viên Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Nội.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.

Trong bối cảnh Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các trường học tại Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả.

Cả 8 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 đều đoạt giải với thành tích xuất sắc gồm 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng.

Cuộc thi “Sinh viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào thiết kế các sản phẩm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã khép lại với vòng chung kết sôi nổi vào tối 10/5, thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên và giảng viên.

Chủ đề: Góc và Khoảng cách trong không gian. Giáo viên Mai Kim Bình - Trường THPT Việt Đức.