Bảo tồn di tích gắn với giữ gìn đời sống văn hoá
Đức thánh Thành hoàng làng Linh Ứng là người đã có công lớn trong chiến thắng quân xâm lược vào cuối thế kỷ 13. Năm 1285 – 1293, giặc Nguyên cho Ô Mã Nhi đưa quân sang xâm lược nước ta, Đức Thánh Quảng Hồng đã có công giúp vua Trần đánh đuổi giặc Nguyên, giữ yên bờ cõi. Sau khi đất nước thanh bình, Ngài được vua Trần trọng thưởng và phong chức là Bản cảnh Thành hoàng Quảng Hồng linh ứng Thượng đẳng thần Đại vương, cho phép khu Cống Yên thờ phụng mãi mãi.
Di tích thờ ngài tại đền Cống Yên (Ba Đình) được thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử văn hoá. Lễ hội kỷ niệm ngày sinh, ngày hóa của Đức Thánh đã được lưu truyền, gìn giữ hàng trăm năm nay.
Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của di sản văn hóa, chính quyền địa phương luôn quan tâm tới công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0