Ấn tượng chương trình nghệ thuật Lễ hội Áo dài Huế
Chương trình là một trong những hoạt động điểm nhấn của Lễ hội Mùa Thu trong khuôn khổ Festival Huế 2024, quy tụ 12 nhà thiết kế áo dài tên tuổi, với những bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng sáng tạo từ hình tượng “phụng” trong trang trí kiến trúc và trang phục cung đình nhà Nguyễn kết hợp với vẻ đẹp trang phục áo dài Việt Nam hiện đại.
Chương trình nghệ thuật gồm có 3 chương: Phụng vũ, Linh phụng và Bách phụng cát tường. Chủ đề mỗi chương là một câu chuyện kể về huyền thoại chim phụng – chim phượng hoàng, biểu tượng vĩnh cửu của cái đẹp, sự duyên dáng, đức hạnh và hạnh phúc.
Với sự kết hợp độc đáo giữa thời trang, âm nhạc, đặc biệt là những giai điệu âm nhạc Huế truyền thống - hiện đại được hòa âm, phối khí mới, những vũ điệu được lấy cảm hứng từ những điệu múa cung đình, chương trình đã mang đến cho khán giả ấn tượng sâu sắc.
Lễ hội Áo dài Huế 2024 tạo cơ hội gặp gỡ và tỏa sáng vẻ đẹp Huế gắn với xây dựng và phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0