Xử lý dự án chậm tiến độ cần chính sách đặc thù
Ông Đào Hồng Vận - Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, cho biết: “Hiện tại, rất nhiều dự án nhiều năm, nhà đầu tư đã triển khai rồi mà không đi vào khai thác được. Đây là sự lãng phí rất lớn đối với nguồn lực xã hội. Tôi đề nghị có giải pháp để khắc phục”.
Ghi nhận tại một số địa phương cho thấy, còn số lượng lớn các dự án ngưng trệ nhiều năm, vừa làm xấu bộ mặt đô thị, vừa ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách. Quá trình triển khai thực hiện kéo dài nhiều năm, trong khi pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, đã khiến nhiều dự án mãi vẫn chưa thể hoàn thành, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
Ông Nguyễn Thành Nam - Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ, đề nghị: “Tôi tha thiết đề nghị các bộ, ngành tiếp tục xem xét, tạo điều kiện tốt nhất cho địa phương được thuận lợi khai thác các quỹ đất trong chỉ tiêu được phân bổ, sớm chuyển giao các cơ sở nhà đất do bộ ngành đang quản lý nhưng không có nhu cầu sử dụng về địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những vị trí đã hoang hóa hàng chục năm”.
Luật Đất đai 2024 quy định các dự án xây dựng dở dang sẽ chỉ được gia hạn trong vòng 2 năm. Nếu không thể hoàn thành, dự án sẽ bị thu hồi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng 24 tháng với trình tự pháp luật hiện hành, chủ đầu tư không thể đảm bảo tiến độ như quy định. Điều này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khó giải quyết như xử lý quyền lợi của nhà đầu tư, của người dân đã mua nhà. Cho nên, nhiều doanh nghiệp và địa phương kiến nghị một cơ chế đặc thù xử lý triệt để các dự án bất động sản gặp vướng mắc nhiều năm.
Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.
Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.
0