Việt Nam pha chế thành công hai loại thuốc phóng xạ mới

Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam pha chế thành công hai loại thuốc phóng xạ Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate trong chẩn đoán, theo dõi điều trị ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết. Việc pha chế thành công hai lại thuốc này đã đem đến nhiều cơ hội cho người bệnh trong nước có thể tiếp cận phương pháp kỹ thuật mới trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như tiết kiệm nhiều chi phí cho người bệnh.

TS.BS Nguyễn Xuân Cảnh, Trưởng Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết, đơn vị đã ghi hình PET/CT với hai loại thuốc phóng xạ mới đó là Galium-68 PSMA (Ga-68 PSMA) trong ung thư tuyến tiền liệt và Galium-68 Dotatate (Ga-68 Dotatate) trong u thần kinh nội tiết giúp chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh.

Trên thế giới hai lại thuốc phóng xạ này đang được sử dụng rộng rãi cho người bệnh ở các nước tiên tiến trên thế giới. Hai loại thuốc này được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận vào năm 2016 và năm 2020. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có thể sản xuất được Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate.

Khoa y học hạt nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam pha chế thành công và đưa hai loại thuốc phóng xạ mới Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate vào sử dụng, giúp bệnh nhân không phải ra nước ngoài. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trước đây ở Việt Nam, khi có nhu cầu chụp PET/CT với hai loại thuốc này, người bệnh thường phải đi ra nước ngoài. Trải qua thời gian dài tìm hiểu, trao đổi chuyên môn cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực để tập trung nghiên cứu, đến ngày 7/11 vừa qua, Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đã pha chế thành công, đưa hai loại thuốc Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate vào sử dụng. Sau gần một tháng áp dụng, Bệnh viện Chợ Rẫy đã ghi hình PET/CT với Ga-68 PSMA cho 12 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt và PET/CT với Ga-68 Dotatate cho 9 trường hợp u thần kinh nội tiết.

Việc pha chế thành công hai loại thuốc phóng xạ này đã đem đến nhiều cơ hội cho người bệnh trong nước, giúp họ có thể tiếp cận phương pháp kỹ thuật mới tiên tiến trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như tiết kiệm nhiều chi phí cho bệnh nhân./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.

Những bác sĩ quân y trên quần đảo Trường Sa chính là “người thầy thuốc” tận tâm chăm sóc sức khỏe giữa muôn trùng sóng vỗ.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế cần tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm để hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong cơ sở khám chữa bệnh.