Liên tiếp xuất hiện các ca bệnh truyền qua thực phẩm

Các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt là qua các thực phẩm tái, thực phẩm sống hiện nay hay gặp ở người thường do các nguyên nhân như: bệnh liên cầu lợn, bệnh sán não, bệnh liên quan ký sinh trùng... Gần đây, các bệnh viện liên tiếp tiếp nhận các ca bệnh này.

Vừa qua, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam, trong tình trạng sốt cao liên tục, xuất hiện ban hoại tử tăng dần vùng đầu chi, mũi mặt. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do liên cầu. Bệnh nhân đã thoát được cơn nguy kịch, tuy nhiên các đầu chi ngón tay, ngón chân đã bị hoại tử.

Mặc dù ngành y tế đã cảnh báo, nhưng tình trạng ăn tiết canh lợn vẫn đang diễn ra phổ biến. Người chế biến, người bán hàng và cả chính bản thân thực khách cũng coi thường tính mạng khi cho rằng liên cầu khuẩn chỉ xuất hiện ở lợn bệnh tật, còn lợn khỏe thì không lo nhiễm khuẩn.

Lên cơn co giật không rõ nguyên nhân, nhưng bệnh nhân Nghinh Văn Sằn – Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang vẫn vô tư ăn tiết canh được chế biến từ lợn nuôi trong nhà. Chỉ khi lên cơn co giật cấp liên tục, được chuyển tuyến lên bệnh viện Đặng Văn Ngữ, ông mới biết mình bị sán não.

Ông Sằn cho biết: "Cũng lâu lâu mới ăn, không ăn đều, tiết canh lợn mình tự làm, cũng ngạc nhiên thật đấy, vì không biết nên mới ăn".

Bệnh viện Đặng Văn Ngữ vẫn thường xuyên tiếp nhận những trường hợp sán trên não tương tự. Nhiều bệnh nhân còn phát hiện cả ở não, cơ và đáy mắt, gây nhức mắt, giảm thị lực. Đây đều  là những người có sở thích ăn các đồ tái, đồ sống như thịt sống, nem chạo, nem thính, tiết canh.

Để phòng chống các bệnh do giun sán, người dân cần bỏ thói quen ăn thực phẩm tái, sống. Người dân nên duy trì thói quen ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các bác sĩ khoa khoa Phẫu thuật Thần kinh 2, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, đã lần đầu tiên phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân có khối u tuyến yên đường kính 5x6 cm, xâm lấn sâu vào các vùng quan trọng của não.

Thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác quản lý thai, cũng như sàng lọc trước sinh, nhằm nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Không chỉ khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà người dân Lào, chuyến công tác tại tỉnh Hủa-phăn những ngày đầu tháng 4 này của Bệnh viện An Việt còn có nhiều hoạt động nghĩa tình, góp phần vun đắp hơn nữa mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện của hai nước Việt Nam - Lào.

Bệnh dịch sởi đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng tại các cơ sở y tế. Vì vậy, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân đã được nhiều bệnh viện kích hoạt, đặc biệt là việc kiểm soát lây nhiễm chéo để tránh "bệnh chồng bệnh".

Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và khẩn trương điều trị cách ly một nam thanh niên ở Bắc Ninh mắc viêm não mô cầu diễn biến nguy kịch.