USD mất giá khiến nhiều đồng tiền ở châu Á tăng giá
Đồng bạc xanh tiếp tục mất giá trong phiên ngày 5/5 khi giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt; Chỉ số Bloomberg đo lường sức mạnh đồng bạc xanh giảm khoảng 0,2% vào lúc 13 giờ 20 phút (giờ New York).
Cùng thời điểm, đồng yen Nhật tăng mạnh 0,6% - dẫn đầu nhóm các đồng tiền của 10 quốc gia giàu có (G10). Trong khi đó, đồng euro vượt ngưỡng 1,13 USD đổi 1 euro.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong gần 6 tháng là 7,1980 nhân dân tệ đổi 1 USD, khi các nhà đầu tư dự đoán Trung Quốc có thể để đồng nội tệ mạnh lên và điều này nằm trong đàm phán thương mại Trung - Mỹ.
Những biến động này cho thấy một sự suy giảm niềm tin vào USD - đồng tiền dự trữ của thế giới, có thể gây biến động như thế nào trên thị trường tài chính toàn cầu.
Nguyên nhân chính khiến USD bị bán mạnh thời gian qua là chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump làm dấy lên mối lo ngại rằng kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái. Trong vòng 3 tháng trở lại đây, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của bạc xanh so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đã giảm khoảng 8,6% - theo dữ liệu từ trang MarketWatch.


Do đồng USD mất giá mạnh trong thời gian gần đây, nhiều đồng tiền ở châu Á tăng giá chóng mặt và buộc ngân hàng trung ương phải vào cuộc để ngăn sự leo thang quá mức của tỷ giá đồng nội tệ.
Hệ thống công nghệ mới (KRX) chính thức vận hành bước đầu ổn định và thông suốt đã có tác động tích cực tới tâm lý nhà đầu tư, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tăng trưởng tích cực và kết quả kinh doanh quý I khởi sắc.
Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS Việt Nam) vừa thông báo gặp sự cố công nghệ thông tin, làm ảnh hưởng đến việc đặt lệnh giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM.
Trong 4 tháng đầu năm, thành phố Hà Nội có 4.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 5,5%, theo số liệu từ Chi cục Thống kê TP. Hà Nội.
Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc triển khai chi tiết phương án chi trả cổ tức năm 2024, với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới).
Kinh tế tư nhân là một “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc gia. Tinh thần này đã được nhắc tới hai lần trong Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân do Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành ngày 4/5. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ những húy kỵ, giáo điều để giúp khơi thông và tháo bung nguồn lực của nhân dân cùng năng lực nội sinh của quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đã rất khác trước đây.
0