Người dân ngoại thành chờ đợi nguồn nước sạch
Xin đấu nối nhờ là cách mà các hộ gia đình ở đây đang xoay xở bởi chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch. Đấu nối tự phát, không theo quy hoạch, cứ như vậy, hệ thống ống nước chằng chịt khắp các ngõ.
Ông Đàm Phú Hợi, người dân khu đất dịch vụ 6,9 ha (Hoài Đức, Hà Nội) bày tỏ: "7-8 nhà dùng qua một đường ống thì làm sao đáp ứng đủ nước sinh hoạt hàng ngày cho các hộ gia đình được. Bây giờ mong muốn nhất của các hộ dân là sớm được triển khai nước sạch cho các hộ cho có nước sinh hoạt hàng ngày".
Tự phát kéo ống, chấp nhận chi phí sử dụng nước sạch cao hơn, tuy nhiên, do nhiều hộ đầu nối nên nước sạch kéo về cũng không đủ để sử dụng. Chưa kể việc tự đấu nối thường xuyên gặp sự cố, rò rỉ nước, do đường ống không được chôn ngầm.

Anh Trương Đình Thảo, người dân khu đất dịch vụ 6,9 ha (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, gia đình ông là một trong sáu hộ đến sinh sống sớm nhất ở khu vực này. Trước kia gia đình phải sử dụng nước giếng khoan, sau xin nước ở trong làng cách nhà 200m. Đường ống dẫn nước phải dùng loại phi 20, tuy nhiên, do thường xuyên có xe tải đi lại trên đoạn đường này, nên ống hỏng liên tục, phải sửa đi, sửa lại nhiều lần.
Nước trong làng được kéo ra qua đường ống này, sau đó sẽ lại được chia sẻ cho các hộ dân mới đến, hiện có khoảng 16 hộ gia đình đang sử dụng nước từ nguồn kéo này. Bởi vậy, các hộ dân phải sử dụng rất tiết kiệm và luân phiên lấy nước, khóa nhà này, mở nhà kia để mỗi nhà đều có nước dùng.
Anh Bùi Doãn Hải, đại diện cho người dân khu đất dịch vụ 6,9ha (Hoài Đức, Hà Nội) kiến nghị, mong muốn chính quyền tạo điều kiện để cho lắp hệ thống nước sạch sớm cho khu vực này để các hộ gia đình có đủ nước sinh hoạt, đặc biệt trong những ngày hè.

Hiện nay, huyện Hoài Đức có 46 dự án đất dịch vụ với diện tích trên 210 ha đang trong tình trạng khan hiếm nước sạch và vẫn chưa được các nhà đầu tư triển khai cấp nước với lý do vướng mắc về thủ tục pháp lý.
Ông Nguyễn Chí Thịnh, Giám đốc Công ty Nước sạch Tây Hà Nội cho biết, đối với việc đầu tư mạng lưới cấp nước trong khu vực đất dịch vụ Hoài Đức, đơn vị đã báo cáo với huyện.
Tháng 2/2024, UBND đã có báo cáo với thành phố để hướng dẫn huyện và công ty để đầu tư. Tuy nhiên, trong khi chờ, Công ty Nước sạch Tây Hà Nội đang phối hợp chính quyền huyện và bà con để tìm ra giải pháp sớm nhất để nước sạch sinh hoạt đến trực tiếp với bà con nơi đây.
Trong khi chờ những thủ tục pháp lý đảm bảo công khai minh bạch, hàng trăm hộ dân đang phải gồng mình gánh chịu cơn “khát” nước trong mùa hè. Mong mỏi lớn nhất của người dân là thành phố Hà Nội sớm có chỉ đạo kịp thời tháo gỡ, để người dân nhanh chóng có được nước sạch đảm bảo cuộc sống.


100% quân số Cảnh sát giao thông từ ngày 5/4 đã được huy động tăng cường trên hàng chục điểm nút giao thông trọng điểm, tuyến cửa ngõ ra vào thành phố để bảo đảm cho người dân đi lại được an toàn, thông suốt.
UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 6/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 được khởi công từ năm 2022 và dự kiến hoàn thành 2027, tuy nhiên, hơn hai năm qua, việc triển khai đang chậm trễ, nhà thầu thi công cầm chừng vì thiếu mặt bằng.
So với việc để người dân, hộ kinh doanh tự do lấn chiếm, việc triển khai cho thuê vỉa hè với những quy định về khai thác không gian, diện tích… là giải pháp được lợi nhiều mặt.
Hơn 1.700 tân binh của Trung đoàn 692, Bộ Tư lệnh Thủ đô sau hơn một tháng rèn luyện trong quân ngũ không chỉ thích nghi với kỷ luật nghiêm minh mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt khó.
0