Hà Nội dự kiến còn 50% đơn vị hành chính cấp xã, phường
Chiều 3/4, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố tại Hội nghị giao ban quý I/2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội với các quận, huyện, thị xã.

Dự kiến giảm còn 50% đơn vị hành chính cấp xã, phường
Theo dự thảo, số lượng đơn vị hành chính cấp xã dự kiến giảm 50% so với hiện nay (526 xã, phường). Đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp dựa theo tiêu chí tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Tuy nhiên, việc sắp xếp cũng cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán.
Ngoài ra còn dựa trên các yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, liên kết tiểu vùng, vùng tỉnh, quy mô, trình độ phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội, hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo ông Cảnh, nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Thành phố bổ sung một số nguyên tắc riêng đối với đô thị đặc biệt như Thủ đô Hà Nội, theo đó chọn ra 5 vùng động lực, 5 trục phát triển. “Việc tổ chức lại các đơn vị hành chính cơ sở dựa trên nguyên tắc chung, nhưng có tính đến yếu tố quy hoạch trong tương lai, trong đó có hai đô thị phía Bắc, phía Tây trực thuộc Thủ đô và định hướng phát triển vùng du lịch, vùng công nghiệp…”, ông Cảnh thông tin.
Theo dự thảo, việc sắp xếp đơn vị hành chính phải đảm bảo giữ được tính đặc trưng, bản sắc của các địa phương, đặc biệt là những vùng văn hóa tiêu biểu như: Thăng Long, xứ Đoài, Kinh Bắc, Sơn Nam Thượng…
Về chức năng của từng địa phương, đơn vị hành chính cơ sở Ba Đình là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia của cả nước. Đơn vị hành chính cơ sở Hoàn Kiếm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của 36 phố phường của Thăng Long xưa. Địa giới đơn vị hành chính cơ sở được xác định theo các trục đường giao thông chính, ranh giới tự nhiên (sông ngòi, đường phân thủy, đường tụ thủy…) và địa vật theo quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.
Theo dự thảo, đơn vị hành chính có vị trí biệt lập với các đơn vị hành chính khác, có toàn bộ đường địa giới đi qua núi, sông, suối, hồ và kết nối giao thông thuận lợi giữa các đơn vị hành chính liền kề.

Hai phương án đặt tên xã, phường
Theo dự thảo, việc đặt tên, đổi tên xã, phường hình thành sau sắp xếp được đề xuất theo 2 cách.
Một là đặt tên theo định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó là tên gọi của xã, phường mới hình thành sau sắp xếp cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học; khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin, ví dụ: Thanh Xuân 1, Thanh Xuân 2, Đan Phượng 1, Đan Phượng 2...
Hai là đề xuất đặt tên đối với các đơn vị hành chính nội đô lịch sử, có truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng, có tính đại diện của đất nước và Thủ đô. Cụ thể, một đơn vị hành chính tiêu biểu được lựa chọn để đặt tên, các đơn vị hành chính liền kề được lấy theo tên các địa danh lịch sử, văn hóa, cách mạng tiêu biểu khác tránh sự trùng lặp. Ví dụ: Hoàn Kiếm (đơn vị đặt tên là Hoàn Kiếm); Đống Đa (một đơn vị đặt tên là Đống Đa; một đơn vị đặt tên là Kim Liên, một đơn vị đặt tên là Văn Miếu - Quốc Tử Giám).
Dự thảo cũng nêu các nguyên tắc xác định trung tâm hành chính. Theo đó, thành phố sẽ lựa chọn trung tâm hành chính của một trong số các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay là trung tâm hành chính của đơn vị hành chính cơ sở mới.
Trước đó, Bộ Nội vụ cho biết đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, với các tiêu chí mới, tổng số đơn vị hành chính cấp xã của cả nước dự kiến còn khoảng 5.000 đơn vị thay vì còn khoảng 3.000 đơn vị như dự thảo ban đầu. Theo Bộ Nội vụ, tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã có một số điều chỉnh để phù hợp với chỉ đạo của Trung ương.


Thành phố Hải Phòng sáng 11/5 đã tổ chức Chương trình Duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng - Thành phố anh hùng.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.
Đồn Biên phòng Mường Nhé (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) chiều 10/5 cho biết, đơn vị phối hợp với Phòng phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên vừa bắt giữ một đối tượng cùng 160g heroin, 200 viên ma túy tổng hợp.
Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025 có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%.
Thủ tướng chỉ đạo, cùng với đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Gia Bình, các bộ, cơ quan và địa phương phải xây dựng trung tâm logictics hàng không tại đây.
0