Lấy văn hoá là nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ hội cho Hà Nội phát triển toàn diện, trong đó điểm nhấn là sự phát triển đột phá của các giá trị văn hóa trên mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Hà Nội hướng đến phát triển bền vững dựa trên nguồn lực văn hóa mà thành phố đã cam kết khi gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Ngoài chủ trương, cơ chế, chính sách, thời gian qua Hà Nội tiếp tục đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực văn hóa. Những quy định mới và điểm ưu đãi, vượt trội dành cho phát triển văn hóa đã được nêu trong một số điều của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chính là sự tháo gỡ bước đầu cho vấn đề trọng tâm của thành phố trong phát triển công nghiệp văn hóa.

Thạc sĩ Trần Dũng Hải, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, cho biết: "Phát triển công nghiệp văn hoá là một định hướng lớn, đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho tương lai. Tôi mong rằng thành phố tiếp tục quan tâm tới vấn đề này, và trong Luật Thủ đô cần cụ thể hoá những định hướng này. Đây là cơ hội để Hà Nội có thể xây dựng những chính sách riêng đặc thù, tiếp tục khẳng định lựa chọn của mình trong đầu tư cho văn hoá, con người Thủ đô".

Hà Nội hướng đến phát triển bền vững dựa trên nguồn lực văn hóa.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã dành Điều 21 riêng về văn hóa thể thao. Trong Điều 39 về đầu tư theo đối tác công tư, Điều 41 về quản lý tài sản công và khai thác hạ tầng cũng đưa vấn đề văn hóa vào. Dự thảo luật cho phép thành phố Hà Nội áp dụng quản lý, vận hành và khai thác tài sản công theo phương thức nhượng quyền kinh doanh.

Liên quan tới công tác bảo vệ, tu bổ di tích, một số ý kiến đề xuất có sự lồng ghép, phân cấp cho Hà Nội trong quản lý, tu bổ, phát huy giá trị di sản, di tích để phù hợp với tình hình thực tế.

Việc đưa vào dự thảo Luật Thủ đô các quy định mang tính gỡ bỏ các “nút thắt” về quản lý, đầu tư sẽ giải quyết những vấn đề rất cấp bách hiện nay. Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ hội cho Hà Nội phát triển toàn diện, trong đó điểm nhấn là sự phát triển đột phá của văn hóa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng 10/4 đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon để trao đổi về quan hệ hai nước và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp cùng với các đề án kèm theo nhằm mục tiêu là xây dựng chính quyền theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn.

Sáng ngày 10/4/2025, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11, khoá XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11, khoá XIII đã xem xét, kỷ luật ông Trương Hoà Bình, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.

Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez.