Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giúp Hà Nội bứt phá

Dự thảo luật đã thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.

Chiều 28/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 7 chương và 54 điều (giảm 5 điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, trong đó bỏ 7 điều, bổ sung mới 2 điều).

Dự thảo luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 bảo đảm chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, chất lượng các quy phạm pháp luật và xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng.

Trình bày báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ quy định những cơ chế, chính sách đặc thù; đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội nhưng đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.

Đồng tình với báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cho rằng việc tạo chính sách đặc thù, phân quyền mạnh mẽ sẽ giúp thành phố Hà Nội thể hiện đúng vị trí, vai trò là Thủ đô của cả nước, khối lượng công việc về quản lý đầu tư phát triển rất lớn, phức tạp, yêu cầu ngày càng cao.

Các đại biểu đồng tình với sự cần thiết và nhiều nội dung của dự thảo luật.

Đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo trong hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đặc biệt là những điều, khoản liên quan đến văn hóa, đại biểu Bùi Hoài Sơn - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội mong muốn một số chính sách, giải pháp đặc thù vượt trội cho phát triển văn hóa Thủ đô cũng sẽ được áp dụng cho các thiết chế, các hoạt động văn hóa của các cơ quan Trung ương ở Hà Nội.

Đối với vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung, khắc phục một số vấn đề bất cập, trong đó quy định về việc tổ chức, thực hiện quy hoạch khu sông Hồng, sông Đuống được phân cấp cho Hà Nội chủ động thực hiện.

Tại phiên thảo luận chiều 28/5, các đại biểu cũng cho ý kiến lĩnh vực giáo dục, xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh; các cơ chế đặc thù cho khu công nghệ Hòa Lạc.

Các đại biểu nhấn mạnh Hà Nội không chỉ là trung tâm của các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục mà còn là biểu tượng của sự phát triển, đoàn kết và thịnh vượng của đất nước. Nơi đây được ví như “trái tim của cả nước”, do đó, các đại biểu đồng tình với sự cần thiết và nhiều nội dung của dự thảo luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số lượng thành viên của Ủy ban bầu cử cần có sự linh hoạt để các địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù dân số. Đây là một trong nhiều ý kiến được nêu ra khi bàn luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Việc rút ngắn ba tháng nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp sẽ tạo điều kiện tổ chức sớm bầu cử Quốc hội khóa XVI ngay sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sắp thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan.

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Cung Độc lập của Belarus, dưới sự chủ trì của Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, vào sáng 12/5 (giờ địa phương).

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương cho biết, Nga có nhiều kinh nghiệm trên các lĩnh vực hợp tác trọng tâm mà Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đề cập, sẵn sàng hợp tác dựa trên đề xuất và nhu cầu của Việt Nam.

Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 vừa qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.