Làng hoa xã Hồng Vân vào Tết

Những ngày cận Tết, người trồng hoa, cây cảnh ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội, tất bật chuẩn bị những chậu cây đẹp nhất, góp phần tô điểm cho không gian Tết của mọi nhà.

Đây là thời điểm quan trọng nhất trong năm, khi các hộ tất bật chăm sóc cây, hoa để kịp đưa ra thị trường. Để chuẩn bị cho mùa Tết, các nghệ nhân bonsai như ông Nguyễn Tiến Dũng phải lên kế hoạch từ giữa năm. Từng công đoạn từ chăm bón, tạo dáng, đến cắt tỉa đều được thực hiện tỉ mỉ.

Ông Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ: “Năm nay tuy ít mưa nhưng mà có cảm giác rất là thuận cho các tác phẩm cây cảnh. Nhà vườn của chúng tôi đã và đang chuẩn bị tất cả những cây cảnh đẹp nhất để phục vụ nhu cầu trưng bày cho không gian của các gia đình”.

Làng nghề cây cảnh xã Hồng Vân có diện tích khoảng 128 ha, với hơn 180 hộ tham gia sản xuất. Với thế mạnh làng nghề truyền thống, những năm qua, người dân trong xã đã đẩy mạnh sản xuất các cây hoa, cây cảnh thế.

Cây bonsai, cây hoa cảnh tại Hồng Vân có giá dao động từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng, tùy theo kích thước và độ phức tạp của dáng cây. Năm nay, các loại cây hoa cảnh mini như dạ yến thảo giá từ 300 - 500 nghìn đồng rất được ưa chuộng. Những cây dáng cổ thụ, uốn thế cầu kỳ có thể lên tới 20 – 30 triệu đồng.

Anh Nguyễn Trọng Đạt, Phó Giám đốc Hợp tác xã hoa, cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân, cho hay: “Năm nay, hợp tác xã có nhiều giống hoa dạ yến thảo hơn năm ngoái và giống khỏe hơn. Giá bán của sản phẩm thì cũng tốt hơn năm ngoái. Để chuẩn bị cho vụ Tết năm nay thì hợp tác xã đã chuẩn bị từ tháng 4 năm ngoái, đến thời điểm này thì khâu chuẩn bị đã hoàn thiện rồi, chỉ đợi khách hàng đến chơi Tết và họ mua thôi”.

Gắn với phát triển kinh tế làng nghề, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng cũng là một mục tiêu mà Đảng ủy, UBND xã chú trọng hướng tới. Những năm qua, xã Hồng Vân đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện giới thiệu những nét đẹp văn hóa lịch sử của địa phương, đồng thời quảng bá rộng rãi thương hiệu làng nghề hoa cây cảnh, sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Văn Phượng, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân, cho biết: “Vừa qua, Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đê là tập trung xây dựng, đầu tư để phát triển khu du lịch hiệu quả, bền vững, gắn với sinh kế lâu dài của người dân. Chúng tôi xác định công việc căn bản trong thời gian tới là nâng cao nhận thức, tư duy về làm du lịch cộng đồng của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã. Trọng tâm là xây dựng, giữ gìn, duy tu cảnh quan môi trường sáng – xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng môi trường sống, tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa”.

Xã Hồng Vân là một trong những xã có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện Thường Tín nhờ nghề trồng hoa và cây cảnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.