Sức sống nơi làng nghề sinh vật cảnh
Hoa, cây cảnh thường được sử dụng cho nhiều mục đích: từ đón chào năm mới, trang trí lễ hội, đón tiếp khách, chúc mừng sinh nhật, chúc mừng khai trương, thành đạt, bày tỏ tình cảm, chia vui, sẻ buồn… đặc biệt là nhu cầu trang trí nội, ngoại thất, cảnh quan và nhu cầu tâm linh tại gia đình, cơ sở thờ tự.
Hà Nội định hướng phát triển hoa, cây cảnh trên địa bàn là ngành kinh tế trọng điểm, góp phần xây dựng nông thôn mới xanh - sạch - đẹp. Dưới bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của những nghệ nhân, các làng nghề sinh vật cảnh tại Thủ đô ngày càng phát triển, với nhiều chủng loại cây cảnh phong phú đa dạng, phù hợp với khí hậu miền Bắc, như sanh, si, đa, lộc vừng, tùng,...
Khi đến với các làng hoa, cây cảnh , du khách được đắm mình trong không gian xanh của những vườn cây gia đình, những hàng cây, những đường hoa xanh mát một đặc trưng của những vùng đất và cùng nhiều trải nghiệm, hoạt động.
Với diện tích rộng gần 3.000 m², hơn 4.000 tác phẩm bonsai cây cảnh được tạo dáng, thế công phu, vườn cây cảnh của anh Nguyễn Tiến Dũng ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, là một trong những điểm du lịch được du khách lựa chọn ghé thăm khi đến Hồng Vân để tham quan, trải nghiệm mô hình trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh.
Mỗi một cây bonsai là một tác phẩm nghệ thuật đó là công sức, sự sáng tạo, tỉ mỉ mà người nghệ nhân tạo ra, gửi gắm vào đó những kiến thức, những ý tưởng và tình yêu thiên nhiên. Từ một xã nông nghiệp, làng nghề trước đây, những năm gần đây, Hồng Vân phát triển theo hướng xây dựng xã du lịch sinh thái làng nghề sinh vật cảnh, chuyên canh sản xuất nông nghiệp kết hợp với khai thác dịch vụ.
Tại huyện Gia Lâm, cách đây hơn 20 năm, làng hoa giấy Phù Đổng chỉ có vài hộ theo nghề. Nhờ sự khéo léo của bàn tay, khối óc con người, cùng điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp, nên nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính. Hiện tại, cả xã Phù Đổng có hơn 500 hộ trồng hoa giấy. Không chỉ đơn thuần là trồng hoa giấy theo cách truyền thống, người dân Phù Đổng còn nhanh nhạy lai tạo, uốn ghép thành nhiều kiểu dáng khác nhau, thích ứng với nhu cầu chơi hoa của khách hàng.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0