Hà Nội dự kiến có 11 dự án nhà ở xã hội
Để đạt được mục tiêu phát triển nhà ở xã hội được giao, Hà Nội cần đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó bao gồm các giải pháp về pháp lý và nguồn vốn.
Căn cứ tình hình thực tiễn, thành phố Hà Nội đã phân chia thành ba nhóm dự án để phân công các sở, ngành tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, gồm nhóm 14 dự án đang triển khai xây dựng; nhóm 11 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, triển khai xây dựng và nhóm 39 dự án đang thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc đang chấp thuận chủ trương đầu tư.
Ông Bùi Tiến Thành – Trưởng phòng phát triển đô thị, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội cho biết: “ Thành phố sẽ tiếp tục rà soát để bổ sung thêm 10 hoặc 15 khu đất với quy mô diện tích tương đối lớn để đảm bảo mỗi dự án cung cấp khoảng 2.000 căn hộ trên một dự án. Nhà nước sẽ đầu tư công đối với dự án nhà ở xã hội cho thuê tại trung tâm các khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố”.
Để bổ sung thêm nguồn cung nhà ở xã hội, Hà Nội cũng đang nghiên cứu chuyển đổi công năng các dự án tái định cư chậm tiến độ, bỏ hoang thành nhà ở xã hội để phát huy hiệu quả khai thác. Phương án chuyển đổi dự án khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê cũng đã thể hiện chủ trương đúng đắn của thành phố trong việc vừa chống lãng phí, vừa đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội.
Ông Bùi Văn Doanh – Viện trưởng Viện nghiên cứu bất động sản Việt Nam cho biết: “Chủ trương thì của Nhà nước. Mục đích thì để đảm bảo an sinh. Mà muốn đảm bảo an sinh thì công việc ấy là của Nhà nước, của chính quyền địa phương”.
Một trong những giải pháp được kiến nghị đó chính là thành lập một quỹ nhà ở xã hội. Điều này không chỉ thu hút người dân quan tâm mà còn khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư phân khúc này.
TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế chia sẻ: “Chúng tôi tiếp tục kiến nghị là cần phải sớm xem xét thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội và Chính phủ cũng cho phép phát hành trái phiếu để chúng ta có một lượng vốn dài hơi, lãi suất thấp, bền vững để chúng ta phát triển nhà ở xã hội đúng với nghĩa của nó”.
Được biết, Sở Xây dựng Hà Nội đã hoàn thiện dự thảo nghị quyết quy định một số chính sách về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội độc lập trên địa bàn thành phố. Dự thảo đang được gửi lấy ý kiến của Bộ Xây dựng và các cơ quan, đơn vị liên quan. Sau đó, sở Xây dựng sẽ báo cáo UBND thành phố trong quý I/2025 và trình HĐND thành phố tại kỳ họp tháng 5/2025.
Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng đã hoàn thiện dự thảo kèm hồ sơ trình ban hành quy định về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. Đây là những cơ chế, chính sách hết sức quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong thời gian tới.


Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.
0