Lập quỹ nhà quốc gia để người thu nhập thấp an cư
Tuy nhiên, ở phân khúc nhà ở giá rẻ, mới chỉ có những giải pháp, phương án ưu đãi liên quan đến nhà ở xã hội, còn việc phát triển nhà ở thương mại giá rẻ chưa thực sự được chú trọng. Do vậy, việc lập quỹ nhà quốc gia để đẩy mạnh phát triển nhà ở giá rẻ là cần thiết.
Hiện, ở Hà Nội, giá chung cư phổ biến vào khoảng 4 tỷ đồng, phải mất tới 8 năm không ăn tiêu gì, hộ gia đình có thu nhập cao từ 40 triệu đồng/tháng mới có thể mua được. Đó là hệ lụy từ tình trạng lũng đoạn, thổi giá mà thị trường bất động sản gặp phải trong suốt thời gian dài vừa qua.
Chị Trần Mỹ Linh (Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: "Tôi đang có ý định mua một căn chung cư để ổn định sau này. Đầu năm nay thì tôi cũng đã hỏi một vài căn nhưng vẫn chưa chốt được. Với mức tăng quá nhanh và quá cao như vậy thì tôi không thể nào mua được".
Người dân không mua được nhà do giá quá cao, trong khi nguồn cung nhà ở giá rẻ hạn chế, thậm chí không còn trong mấy năm gần đây; gói ưu đãi 145 nghìn tỷ đồng chưa phát huy được hiệu quả. Do vậy, việc lập quỹ nhà quốc gia sẽ không chỉ giúp giảm bớt áp lực về nhà ở mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
Lập quỹ nhà ở quốc gia sẽ hỗ trợ xây dựng các khu nhà ở giá rẻ, thúc đẩy các chính sách vay vốn ưu đãi cho người dân. Doanh nghiệp bất động sản cũng được khuyến khích tham gia vào các dự án này thông qua các ưu đãi về thuế và hỗ trợ tài chính.
TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, cho biết: "Trên thế giới đã có một số nước có loại quỹ này, ví dụ như Singapore hay một số nước ở khu vực khác. Một trong những kinh nghiệm đáng quý nhất mà chúng ta cần áp dụng là cần phải phát triển quỹ nhà một cách đa dạng, gồm thứ nhất là nhà thuê, thứ hai nhà thuê mua, thứ ba là nhà bán để tạo ra một sự đa dạng không chỉ về mặt tài chính mà còn về kích thước, quy mô, tiện ích".
Tuy nhiên, việc triển khai quỹ nhà quốc gia tại Việt Nam gặp phải một số khó khăn, vướng mắc về vốn, đất đai và quy hoạch. Việc huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp và cá nhân cần có những chính sách rõ ràng và minh bạchđể tránh tình trạng lạm dụng hoặc sai phạm trong việc sử dụng quỹ.


Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.
Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.
Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.
0