Giáo dục tài chính về 'Đồng tiền thông thái' cho sinh viên
Sự kiện do Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp cùng Học viện Ngân hàng tổ chức, dành cho tân sinh viên và sinh viên đang theo học tại các trường đại học, học viện và cao đẳng khu vực Hà Nội.
Hướng tới ba yếu tố: hữu ích, hấp dẫn và sáng tạo, chuỗi sự kiện “Đồng tiền thông thái” năm 2024 bao gồm đa dạng các sự kiện hấp dẫn, sáng tạo, nhằm chuyển tải các thông tin về tài chính ngân hàng một cách sinh động, đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu và có sức lan tỏa rộng rãi.
Mục tiêu của chuỗi sự kiện là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tài chính - ngân hàng; hướng dẫn cách tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, những lưu ý trong việc vay vốn ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức cho người dân, giảm thiểu tín dụng đen; tránh rủi ro cho người sử dụng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng.
Chuỗi sự kiện năm nay được tổ chức nhằm thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và các Đề án của Chính phủ bao gồm: Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế; Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức, góp phần giảm thiểu tín dụng đen…


Đoàn công tác gồm hiệu trưởng các trường đại học của Bỉ do bà Elisaberh Degryse, Bộ trưởng, Thủ hiến Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp đã đến thăm và làm việc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia, tăng khoảng 400.000 em so với năm 2024.
Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
0