Hà Nội tuyển sinh đầu cấp theo tiêu chí 'học gần nhà'
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đang nghiên cứu ứng dụng bản đồ số GIS trong công tác tuyển sinh đầu cấp, dự kiến triển khai từ năm học 2026-2027. Theo đó, học sinh sẽ được phân tuyến tuyển sinh theo vị trí thực tế nơi ở, thay vì theo địa giới hành chính như hiện nay.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ông Trần Thế Cương, cho biết: “Qua hệ thống định vị, nơi ở gần trường nào thì học sinh có thể vào học ở trường đó. Cách làm mới này sẽ giúp giảm áp lực đi lại cho học sinh, phụ huynh và giáo viên”.
Hiện hệ thống trường học, số lớp và cơ sở vật chất trên địa bàn thành phố đang được tăng cường để đáp ứng lộ trình đổi mới. Riêng năm học này, khoảng 127.000 học sinh lớp 9 đăng ký xét tuyển vào lớp 10, trong đó 64% vào được trường công lập, tăng 3% so với năm ngoái. Đây cũng là năm đầu tiên học sinh tốt nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Công tác tuyển sinh tiếp tục được tổ chức trực tuyến để hạn chế tình trạng phụ huynh “xếp hàng giữ chỗ”. Với trường chất lượng cao, Sở cho phép áp dụng các tiêu chí đánh giá kết hợp phỏng vấn, bài viết theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Chủ đề: Phân tích dạng bài Đọc hiểu số 2 và Luyện tập. Giáo viên Nguyễn Bảo Trâm - Trường THPT chuyên Chu Văn An - Hà Nội.
Học sinh Hà Nội sẽ được phân tuyến tuyển sinh theo vị trí thực tế nơi ở, thay vì theo địa giới hành chính như hiện nay.
Cả nước có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp trong quý I/2025, với tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên là 7,9%, gấp 3,6 lần tỉ lệ chung của cả nước.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định sẽ không để xảy ra tình trạng phụ huynh phải xếp hàng nộp hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2025–2026.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố 30 số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp năm học 2025–2026.
Chủ đề: Xác suất. Giáo viên Nguyễn Bá Tuấn - Trường THPT chuyên Chu Văn An.
0