Định hướng nghề cho học sinh Thủ đô

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tới dự ngày hội. Theo đó, đây là hoạt động được tổ chức thường niên, nhằm tạo cầu nối hiệu quả giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động.

Tự tay pha chế một cốc trà lipton chanh leo là một trong những trải nghiệm thú vị tại ngày hội của Lê Thị Nhi - học sinh lớp 9. Thông qua trải nghiệm này, Nhi cũng có thêm một lựa chọn sau kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới.

Học sinh Lê Thị Nhi - Trường THCS Đông Xuân, huyện Quốc Oai chia sẻ: "Trước đây, em cũng thích nghề pha chế. Hôm nay khi em trải nghiệm nghề, nếu không đỗ vào lớp 10 công lập em sẽ đăng ký học nghề".

Năm nay là lần thứ 6 ngày hội giáo dục nghề nghiệp Thủ đô gắn kết với thị trường lao động được tổ chức, với quy mô và hiệu quả ngày càng tăng. Đã có 50 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, với khoảng 3 nghìn vị trí việc làm, ở 14 nhóm lĩnh vực ngành, nghề. Ngoài ra, 56 đơn vị giáo dục tư vấn tuyển sinh hơn 101 nghìn chỉ tiêu, trong đó có nhiều chương trình đào tạo hấp dẫn.

Ông Phạm Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội cho hay: "Chúng tôi có mô hình học nghề có lương, theo đó, doanh nghiệp cam kết hỗ trợ kinh phí khi học sinh thực hành, thực tập tại doanh nghiệp".

Thực tế, sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp là một điểm nhấn ấn tượng trong bức tranh giáo dục nghề nghiệp của Thủ đô. Đã có gần một nghìn doanh nghiệp đang hợp tác trong các hoạt động tuyển sinh, hỗ trợ đào tạo.

Chứng kiến lễ ký kết giữa các đơn vị đào tạo nghề, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tin tưởng, sự hợp tác này ngày càng hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Nhiều trường đại học tại Hà Nội yêu cầu thí sinh nộp chứng chỉ IELTS để xét tuyển đến cuối tháng 6, trước hạn đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.