Có nên xây giá trần để kiểm soát thị trường BĐS
Theo các chuyên gia, áp dụng giá trần cho bất động sản tuy không mới nhưng luôn gây tranh cãi. Ưu điểm là kiểm soát sốt giá, tăng minh bạch giao dịch và hạn chế "làm giá", tương tự như tác dụng trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, việc áp dụng giá trần bất động sản sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi mức giá trần được quy định cứng nhắc, nhiều giao dịch sẽ diễn ra ngoài hợp đồng chính thức để né tránh quy định. Điều này không chỉ gây rủi ro pháp lý mà còn làm mất tính minh bạch của thị trường.
Bên cạnh đó, giá trần sẽ không thể phản ánh hết sự đa dạng và đặc thù của các dự án. Chính vì vậy, thay vì cố định giá bán, thị trường cần các giải pháp căn cơ hơn để giải quyết tận gốc nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao như: tăng nguồn cung nhà ở bình dân và nhà ở xã hội.


Phân khu đô thị phía Tây Vành đai 4 - phân đoạn 3 đang được lấy ý kiến với quy mô diện tích khoảng 5.272,48 ha và quy mô dân số đến năm 2045 dự kiến khoảng 330.000 người.
Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 Quốc gia vừa tổ chức đấu giá 26 thửa đất ở, tại dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất (xã Tân Phú, nay là xã Hưng Đạo).
Nhiều biện pháp đã được tăng cường trong công tác quản lý thị trường bất động sản, qua đó công khai thông tin minh bạch, ngăn chặn tình trạng "sốt ảo" hay thổi giá đất nền.
UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo rút ngắn ít nhất 30% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư và xây dựng nhà ở xã hội.
Bộ Xây dựng đề nghị Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam phối hợp nghiên cứu, đề xuất Đề án thí điểm Trung tâm giao dịch BĐS theo hình thức điện tử, nhằm hiện đại hóa hoạt động giao dịch và nâng cao hiệu quả quản lý.
Chủ đầu tư dự án đô thị Thanh Hà cho rằng việc xây dựng công trình phục vụ thi công là đúng quy định của pháp luật, sau khi UBND xã Cự Khê huyện Thanh Oai đã ban hành văn bản yêu cầu tạm dừng thi công. Vậy, việc thi công có bị tạm dừng?
0