148 khu đất Hà Nội được thực hiện dự án thí điểm
148 khu đất với tổng diện tích khoảng 840,36ha (trong đó diện tích đất trồng lúa khoảng 169,54ha) sẽ được thực hiện thí điểm. Trong số này, nhiều quận, huyện có tới hàng chục khu đất nằm trong danh mục thực hiện, như: quận Long Biên (18 dự án); huyện Đông Anh (17 dự án); quận Hoàng Mai (13 dự án); quận Thanh Xuân (12 dự án); quận Nam Từ Liêm; huyện Hoài Đức (cùng 11 dự án).
Đa phần các dự án là xây dựng nhà ở, gồm nhà ở thấp tầng, nhà cao tầng, nhà ở thương mại, nhà ở sinh thái, tổ hợp nhà ở - dịch vụ thương mại... UBND thành phố cho biết, các khu đất thực hiện dự án thí điểm phải đáp ứng các điều kiện như: phạm vi khu đất; thửa đất thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng; quy hoạch đô thị; phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.


Báo cáo thẩm tra đồng tình với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, đề nghị có đánh giá định kỳ về hiệu quả của chính sách từ các góc độ về tác động đến kinh tế nông nghiệp, đời sống nông dân và hiệu quả sử dụng đất.
Dù đã tập trung xử lý nhiều vi phạm trên địa bàn, nhưng tại Phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm vẫn xuất hiện tình trạng sử dụng đất sai mục đích.
Để đảm bảo tốt cuộc sống cho cư dân, thành phố Hà Nội cần phải nâng cao chất lượng xây dựng và thiết kế để nhà ở xã hội tiệm cận với nhà ở thương mại. Đây cũng là vấn đề được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh khi đề cập đến phát triển loại hình nhà ở này.
Dù mới chỉ là dự kiến nhưng thông tin Hà Nội sắp triển khai tuyến đường sắt số 5 Văn Cao - Hòa Lạc đã bị lợi dụng để đẩy giá đất. Nhiều nhà đầu tư lao vào lướt sóng kiếm lời nhưng vỡ mộng khi thị trường chững lại, vốn bị "om" hàng tỷ đồng.
Dù được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ người thu nhập thấp, nhưng mức giá thuê nhà ở xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã lên đến 17 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức chi trả ngang bằng thậm chí còn hơn cả thuê nhà thương mại.
Tình trạng hàng loạt dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý kéo dài, đặc biệt trong khâu giao đất, cấp phép xây dựng và giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, thanh khoản thị trường và niềm tin của nhà đầu tư, nếu không được tháo gỡ sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.
0