Cần khung pháp lý để thí điểm sàn giao dịch tài sản số
Việt Nam hiện nằm trong nhóm bốn thị trường giao dịch tài sản số sôi động nhất thế giới, với 17 triệu người sở hữu tài sản số và tổng giá trị thị trường vượt 100 tỷ USD. Giao dịch tài sản số không chính thức đang tạo ra một nền kinh tế ngầm khổng lồ. Theo các chuyên gia, nếu được quản lý đúng cách, việc thí điểm và triển khai chính thức giao dịch tiền mã hóa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế và hệ thống tài chính của Việt Nam.
TS Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC cho hay: "Ý chí và quyết tâm rất lớn của lãnh đạo Đảng và Nhà nước là muốn Việt Nam trở thành trung tâm tài chính ít nhất là ở trong khu vực và có thể bắt kịp được với xu thế của thế giới. Mới đây, Tổng Bí thư Tô lâm cũng đã có những chỉ đạo rất cụ thể về lĩnh vực tài sản số và công nghệ blockchain. Và với ý chí rất lớn như vậy, hy vọng sẽ sớm có những khung pháp lý".
Như vậy, nếu áp dụng mức thuế thu nhập cá nhân 0,1% như giao dịch chứng khoán, thì mỗi năm có thể thu về hơn 800 triệu USD tiền thuế từ các hoạt động giao dịch tài sản số. Bên cạnh đó, các nền tảng giao dịch thường áp dụng mức phí 0,01 - 0,8% mỗi giao dịch, điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn tạo điều kiện để giám sát và điều tiết thị trường, bảo vệ nhà đầu tư trước các rủi ro.
Thế nhưng, trở ngại lớn nhất là Việt Nam lại chưa có khung pháp lý để giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể yên tâm, tạo điều kiện để phát triển tài sản số, đồng thời tránh bị lừa đảo trên không gian mạng.
Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết: "Khi mà không có luật thì đối tượng lừa đảo không bao giờ sợ, kể cả chúng ta có giải pháp an ninh".
Cuối năm 2024, khi triệt phá đường dây lừa đảo tiền ảo do TikToker Mr Pips Phó Đức Nam cầm đầu, cơ quan cảnh sát điều tra xác định có gần 3.000 người bị hại, sau đó thu giữ, phong tỏa nhiều tài sản của các đối tượng, ước tính hơn 5.200 tỷ đồng. Có thế thấy, giá trị kinh tế của khối tài sản này là rất lớn. Đã đến lúc, đưa tài sản số vào khuôn khổ để phát triển kinh tế, thay vì những giao dịch ảo tiềm ẩn rủi ro.


Novaland ngày 19/5 đã gửi đi một thông cáo báo chí đáng chú ý khi không đề ngày tháng, cho biết họ sẽ xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ, theo một "yêu cầu bồi hoàn" từ các cổ đông lớn của công ty.
Giá vàng miếng SJC đang được niêm yết ở mức 116,8 - 119,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy bởi quy định này mang nặng tính hình thức, gây lãng phí chi phí, thời gian và cả cơ hội kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp tại TP. HCM đã chủ động tham gia chương trình "tick xanh trách nhiệm" để đảm bảo hàng hóa có chất lượng ổn định khi đến tay người tiêu dùng.
Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp giữ vững lợi thế cạnh tranh, gia tăng xuất khẩu trong giai đoạn mới.
Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) vừa công bố nhận chuyển nhượng toàn bộ 79% cổ phần tại CTCP Giải pháp Công nghệ Thông tin VinIT từ CTCP Vinhomes.
0