Luật hóa tài sản số, hạn chế rủi ro cho người dùng

Trong kỷ nguyên công nghệ, những sản phẩm như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, dữ liệu lớn (bigdata), công nghệ thực tế ảo, tài sản số đang tham gia sâu rộng hơn và định hình tại mọi lĩnh vực từ y tế, giáo dục, bán lẻ, cho đến nghiệp vụ phức tạp như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…

Đứng trước xu thế này, các công ty khởi nghiệp, tập đoàn lớn, các nhà đầu tư trên toàn thế giới đang ngày đêm chạy đua nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghệ. Tuy nhiên để theo kịp và quản lý những công nghệ mới này, đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý ở mỗi quốc gia. Đây là nội dung được nhiều diễn giả nhấn mạnh tại Hội nghị Tác động Công nghệ Việt Nam 2024 diễn ra trong 2 ngày 3-4/12 tại Hà Nội.

Là đơn vị đầu tư quốc tế trong lĩnh vực tài sản số, đại diện doanh nghiệp Bitget and BitEXC nhận định thị trường Việt Nam đã cho thấy tiềm năng to lớn trong lĩnh vực tài sản số, nhưng thị trường vẫn đang thiếu các nền tảng thực sự hiểu và đáp ứng được nhu cầu đặc thù của người dùng. Do đó, ngay khi ra đời, doanh nghiệp đã coi bảo mật là ưu tiên hàng đầu và xây dựng Quỹ Bảo vệ trị giá hơn 300 triệu USD để bảo vệ tất cả nhà đầu tư tài sản số trên sàn.

Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện nằm trong nhóm 4 thị trường giao dịch tài sản số sôi động nhất thế giới, tuy nhiên, trong khi tài sản hữu hình được quản lý qua biên giới và hải quan thì tài sản số không bị ràng buộc bởi địa lý, do đó dễ dàng bị chuyển ra nước ngoài nếu Việt Nam không sớm xây dựng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển.

Những năm gần đây, Việt Nam thường xuyên là điểm đến của những ông chủ tập đoàn công nghệ toàn cầu như Apple, Tim Cook, NVIDIA… Dư địa từ thị trường toàn cầu cũng như tiềm năng ứng dụng nội địa đang tạo ra miền đất hứa cho những doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào lĩnh vực công nghệ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cuối tuần qua, công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm với mã chứng khoán VEF vừa trình phương án chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông với mức 435%, tức là 1 cổ phiếu VEF sẽ được nhận về 43.500 đồng cổ tức. Vậy, cần nhìn nhận như thế nào về tỷ lệ cổ tức siêu khủng này của Hội chợ triển lãm?

30 doanh nghiệp đã vinh dự nhận Giải thưởng Mạc Đĩnh Chi - Thương hiệu số 1 nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã kêu gọi lãnh đạo Quốc hội nước này nâng trần nợ công trước giữa tháng 7/2025. Nếu không, Chính phủ liên bang có thể đạt đến giới hạn nợ hiện tại vào tháng 8/2025.

Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.

FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.