Tăng nguồn cung hàng hóa Tết Ất Tỵ 2025

Tết năm nay, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và ký kết hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết với mức tăng trung bình từ 5-20% theo từng mặt hàng so với kế hoạch phục vụ Tết năm 2024.

Thông tin từ Sở Công thương Hà Nội, đến thời điểm này,  hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết đã sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Nguồn hàng hóa được lưu thông tại 30 trung tâm thương mại, 131 siêu thị, 455 chợ, trên 2.000 cửa hàng tiện lợi, 1.327 chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố.

"Các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và ký kết các hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 5 - 20% theo từng mặt hàng so với kế hoạch phục vụ Tết 2024; tại các điểm bán hàng lượng hàng hóa đã được tăng cường 30 - 35% sẵn sàng phục vụ của người dân, trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm 85 - 90%".

Khả năng tự cung ứng của Hà Nội cơ bản đáp ứng đối với một số sản phẩm như thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản nước ngọt; các nhóm hàng còn lại khả năng đáp ứng khoảng 20% - 60% nhu cầu.

Lượng hàng thiếu còn lại và các sản phẩm vùng miền phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trên địa bàn được khai thác từ các tỉnh, thành phố và nhập khẩu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.

Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm đáng kể ngân sách quảng cáo mà vẫn giữ được, thậm chí nâng cao hiệu quả bán hàng.

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.