Sẽ triển khai ứng dụng cúng dường trực tuyến tới các chùa

Bộ Công an sẽ triển khai tích hợp tính năng "cúng dường trực tuyến" khi đã thu thập đủ danh mục các chùa trên toàn quốc để tạo điều kiện cho phật tử "cúng dường trực tuyến" tới tất cả các chùa trên toàn quốc.

Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục C06, cho biết Cục đang nghiên cứu triển khai tính năng “Cúng dường trực tuyến” tích hợp trên hệ thống phần mềm quản lý tăng ni, phật tử.

Đây là thông tin được đưa ta tại buổi làm việc sáng 3/6, tại chùa Đại Thành (tỉnh Bắc Ninh) giữa Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hệ thống phần mềm quản lý tăng ni, phật tử. 

Sẽ triển khai ứng dụng cúng dường trực tuyến tới các chùa ( nguồn TPTV)

Đại diện C06 cho biết để giảm công việc hành chính cho các chư vị tăng ni, nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời hỗ trợ phương thức trực tuyến giảng pháp đến công chúng, Bộ công an đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý tăng ni, phật tử.

Hệ thống gồm có 3 phân hệ là: ứng dụng di động cho phật tử, phần mềm quản lý tăng ni, phần mềm quản lý hành chính của Giáo hội Phật giáo.

Trong ứng dụng di động cho phật tử, C06 đang nghiên cứu triển khai giai đoạn 2 đối với việc cúng dường trực tuyến khi đã thu thập đủ danh mục các chùa trên toàn quốc để tạo điều kiện cho phật tử cúng dường tới tất cả các chùa trên toàn quốc.

Để sớm đưa hệ thống đi vào hoạt động, lãnh đạo C06 đề xuất Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp chặt chẽ trong việc thí điểm các chức năng của phần mềm, để đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng ở Bắc Ninh và Thái Nguyên trước khi mở rộng ra toàn quốc; đề nghị các tăng, ni thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam được giao sử dụng hệ thống chú ý tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo vệ bí mật cá nhân.

Trước đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thí điểm cúng dường qua ví điện tử ở một số chùa từ tháng 1-2021. Ban đầu chỉ có vài chùa tham gia như: Phúc Khánh (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), Bái Đính (Ninh Bình), Tam Chúc (Hà Nam), Phật Tích (Bắc Ninh), Đại Tuệ (Nghệ An)... Nhưng sau đó ghi nhận hơn 30 chùa tham gia.

Hiện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục duy trì hình thức này ở nhiều nơi như: chùa Yên Phú (Hà Nội), các chùa Bút Tháp, Đồng Kỵ, Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Giác Ngộ (TP.HCM), thiền viện Phước Sơn (Đồng Nai), thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (TP Cần Thơ)...

Việc cúng dường qua ví điện tử không chỉ giúp phật tử thuận lợi hơn trong cúng dường mà giúp dễ dàng minh bạch số tiền công đức và khắc phục các tồn tại trong văn hóa lễ chùa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng tin tưởng, thông qua hoạt động của Văn phòng đại diện, Đài PT&TH Hà Nội sẽ tiếp tục làm cầu nối để nhân dân hai Thành phố hiểu rõ hơn về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - chính trị.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình về giải pháp xử lý hàng giả, hàng nhái và quản lý thương mại điện tử vào chiều nay, 17/6.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết giải phóng mặt bằng và tái định cư để xây đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ là dự án độc lập, dùng ngân sách Trung ương.

Cục Hàng không yêu cầu làm rõ vụ hành khách chờ tại hành lang sân bay Tân Sơn Nhất, đồng thời rà soát và chấn chỉnh quy trình phục vụ.

Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai giải phóng mặt bằng để kịp khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào năm 2026.

Hà Nội, TP.HCM đang đối mặt với việc thiếu hụt lao động cục bộ, đặc biệt trong 6 tháng cuối năm 2025.