Rong biển, hy vọng mới cho người dân Kenya
Không chỉ góp phần thu giữ carbon tự nhiên và hiệu quả, rong biển còn giúp tăng thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế địa phương. Rong biển lần đầu tiên được trồng ở Kenya vào năm 2008, và đến nay đã mở rộng diện tích canh tác ở 20 ngôi làng. Nhà khoa học David Mirera, Viện nghiên cứu biển và thủy sản Kenya, cho biết nhiệt độ cao, mực nước biển dâng và lượng mưa thất thường là nguyên nhân khiến quốc gia Đông Phi quyết định chuyển đổi mô hình trồng trọt, qua đó tạo thêm việc làm, đặc biệt cho phụ nữ.
Ông David Mirera cho hay: “Dọc theo bờ biển Kenya, hầu hết hoạt động đánh bắt cá là do đàn ông đảm nhiệm. Phụ nữ và trẻ em thường ở nhà. Vì vậy, việc chuyển đổi sang trồng rong biển đã giúp phụ nữ có kế sinh nhai”.
Tại làng Mwazaro, nhiều người dân tất bật thu hoạch rong biển rồi đem về phơi khô. Theo anh Kassim Bakari, đại diện Hợp tác xã làng Mwazaro, nơi đây có hơn 100 hộ gia đình trồng rong biển. Các khoản đầu tư vào nghề này đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và điện nước cho địa phương.
Trong khi đó, tại làng Kibuyuni, cô Tima Jasho, một bà mẹ 7 con, cho biết giờ đây cô có thể tự trả học phí cho con và hỗ trợ gia đình chuyển từ ngôi nhà xây bằng đất sang ngôi nhà mới khang trang hơn: “Nhờ việc trồng rong biển, chúng tôi không phải phụ thuộc vào đàn ông. Chúng tôi có thể tự kiếm tiền".
Theo Viện nghiên cứu biển và thủy sản Kenya, trong năm 2022, Kenya đã sản xuất gần 100 tấn rong biển trị giá hơn 30.000 đô la Mỹ, xuất khẩu sang Trung Quốc, Pháp, Mỹ và nhiều quốc gia khác. Trong bối cảnh nhu cầu về rong biển ngày càng tăng để sản xuất các mặt hàng chăm sóc sức khỏe và mỹ phẩm từ xà phòng, dầu gội cho đến bột rong biển, Kenya có nhiều cơ hội để phát triển ngành công nghiệp mới.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc năm 2024, thị trường rong biển toàn cầu đã tăng gấp ba lần về quy mô trong hai thập kỷ qua, từ 5 tỷ đô la năm 2000 lên 17 tỷ đô la năm 2021. Tiềm năng cho việc trồng rong biển ở ngoài khơi là rất lớn.
Kenya là một trong những quốc gia vùng Sừng châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, với những đợt hạn hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp.


Sự khó đoán và phong cách lãnh đạo đầy kịch tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ là ngẫu nhiên mà dường như là một chiến lược có chủ đích. Tuy nhiên, điều từng mang lại lợi thế cho ông trong kinh doanh lại có thể trở thành rủi ro khi điều hành một quốc gia và định hình chính sách toàn cầu.
Mỹ đang điều chỉnh chính sách với Ukraine, bao gồm tạm dừng viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ tình báo, gây ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột. Cùng với đó, Washington cũng mở ra khả năng đàm phán với Nga, trong khi châu Âu ngày càng có những phản ứng cứng rắn.
Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas về vấn đề con tin và lệnh ngừng bắn tại Gaza, các quan chức Israel và Nhà Trắng xác nhận thông tin vào ngày 5/3. Đây là động thái chưa từng có, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu nay của Mỹ là không đàm phán với các nhóm bị coi là tổ chức khủng bố.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels, Bỉ để bàn về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine cũng như vấn đề củng cố năng lực quốc phòng của khối.
Không quân Hàn Quốc đã thừa nhận sai lầm khi một máy bay chiến đấu vô tình thả 8 quả bom xuống một ngôi làng, khiến nhiều người bị thương.
Canada đã nộp đơn khiếu nại về mức thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Canada, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết.
0