'Phở Nam Định' là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nam Định là quê hương của nghề phở. Phở là món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, được nhiều người ưa chuộng không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Trải qua thời gian, phở đã trở thành niềm tự hào của đất và người Nam Định.
Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có gần 300 cửa hàng bán phở phân bố khắp 10 huyện, thành phố. Trong đó thành phố Nam Định và huyện Nam Trực là 2 địa phương có số lượng hàng phở nhiều nhất, nhiều cửa hàng đã qua 2 - 3 thế hệ, có tuổi đời từ 30 - 50 năm. Hệ thống quán phở tại Nam Định không chỉ ở trung tâm thành phố, huyện mà còn ở các vùng lân cận.
Cũng theo kiểm kê do Bảo tàng Nam Định thực hiện, tại Nam Định đã hình thành nhiều làng, nhiều dòng họ bán phở ở khắp các địa phương. Trong đó, có các làng tiêu biểu như Vân Cù, Giao Cù, Tây Lạc (xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực), Thạch Bi, Phúc Thọ (xã Nam Thái, huyện Nam Trực).

Về số người đi bán phở, xã Đồng Sơn đang giữ kỷ lục với 590 người bán phở. Điều quan trọng, nghề nấu phở từ Nam Định đã lan tỏa ra khắp các địa phương trên toàn quốc. Nhiều người gốc Nam Định, từ các làng nghề phở đã mang nghề tới các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng...
Về tên gọi, các cửa hàng phở Nam Định có tên gọi khá phong phú. Chúng thường có tên là phở Nam Định, phở gia truyền Nam Định, phở Vân Cù, phở Cồ, phở bò Nam Định, phở Giao Cù, phở Thành Nam. Ngoài ra, một số quán phở đặt theo tên của chủ quán hoặc người đầu tiên mở quán như: phở cụ Tặng, phở Mai, phở Xuyến… Một số ít khác đặt theo loại phở chế biến: phở tái, phở chín, phở sốt vang, phở áp chảo...

"Phở Nam Định" được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Việc "Phở Nam Định" trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là cơ sở bước đầu để Chính phủ đệ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét, ghi danh "Phở Nam Định" vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


Phở gà Hà Nội - món ăn chế biến không cầu kỳ nhưng đậm đà, nhẹ nhàng mà thanh tao, một món ăn quen thuộc gợi nhớ về nét đẹp bình dị của Thủ đô.
Từ món phở nước cổ điển, người Hà Nội đã tạo ra một phiên bản phở “mới mà quen” - phở cuốn.
Nộm hoa chuối tai heo không chỉ là món khai vị mà còn là biểu tượng của sự cân bằng âm dương trong ẩm thực – một giá trị mà người Hà Nội luôn gìn giữ.
Bún ốc nguội Hà Nội không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong mình cả một giá trị văn hóa ẩm thực lâu đời. Với hương vị tinh tế và cách nấu truyền thống, món ăn đã thu hút nhiều thực khách, trở thành một món ẩm thực không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội.
Được chế biến từ những quả mơ tươi chọn lọc, ngâm ủ theo công thức truyền thống giữ trọn vị chua thanh đặc trưng hòa quyện cùng độ ngọt dịu tự nhiên, mơ má đào ngâm muối đường mang đến thức uống thơm ngon, sảng khoái cho mọi lứa tuổi.
Được mệnh danh là lộc của trời, Vờ Vờ - thứ đặc sản nức tiếng ven sông Hồng mùa hạ được bao người sành ăn xuýt xoa khen ngợi. “Săn” được thức đặc sản quý hiếm đó chẳng hề đơn giản, chỉ ngắn ngủi đôi mươi phút khi trời mới tờ mờ sáng.
0