Món ăn sáng tinh hoa đậm chất Hà thành
Một quán phở gà trên con phố Cầu Gỗ đã tồn tại gần 30 năm nay.
Sáng nào cũng vậy, chị Phạm Thu Trang (Phở gà phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dậy từ rất sớm để chuẩn bị nồi nước dùng phở, thứ làm nên hương vị đặc trưng cho quán phở gà mà chị thừa hưởng từ mẹ chồng gần 20 năm nay.


Không chỉ có phở gà, các quán phở bò ở Hà Nội cũng tất bật từ sáng sớm.
Quán phở của gia đình chị Nguyễn Thị Kiều Anh trên con phố Gia Ngư, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội thậm chí còn phải đun nước dùng từ chiều hôm trước mới kịp tiến độ phục vụ khách ăn hôm sau.




Phở Hà Nội vốn đặc biệt bởi thứ hương vị riêng, khó nơi nào có được.

Và có lẽ cũng vì sự đặc biệt ấy, mà những quán phở ở Hà Nội vẫn cứ theo guồng không ngày nào ngơi nghỉ, để mang lại cho thực khách những bát phở thơm ngon, đầy năng lượng mỗi ngày.


Giữa nhịp sống hối hả hôm nay vẫn tồn tại một giá trị mang linh hồn xưa cũ, nơi mà từng hạt nếp cõng cả hồn xưa nằm nghe chuông chùa - xôi oản lá mít.
Từ ngày 28 đến 30/3, lễ hội ẩm thực Pháp tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Công viên Thống nhất trở lại Thủ đô Hà Nội. Điểm đặc sắc của năm nay là lần đầu tiên có thêm sự tham gia của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF; Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF; nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF).
Mỗi món ăn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đều gắn liền với công thức chế biến truyền thống, mang đậm hương vị đặc trưng của người Hà Nội, trong đó có cafe trứng - một trong những món đồ uống độc đáo của Hà Nội.
Trong mỗi gia đình Việt, mâm cúng đêm giao thừa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.
Mâm cỗ Tết không chỉ là đồ ăn, mà còn là cách gửi gắm lòng biết ơn và cầu mong một năm mới tốt lành. Mâm cỗ Tết thể hiện sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.
Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.
0