Ông Trump đã nói gì với ông Putin ngay sau chiến thắng?
Trích dẫn lời một số người nắm được vấn đề, tờ báo của Mỹ cho biết, cuộc điện đàm diễn ra vào 7/11, ngay sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Mỹ đắc cử được cho là đã thúc giục nhà lãnh đạo Nga không leo thang xung đột, nhắc nhở ông về sự hiện diện đáng kể của quân Mỹ tại châu Âu.

Ngoài ra, ông Trump và ông Putin đã nói về mục tiêu hòa bình ở châu Âu, với việc Tổng thống Mỹ đắc cử bày tỏ sự quan tâm tới các cuộc nói chuyện tiếp theo để thảo luận về giải pháp cho cuộc xung đột Ukraine - một số nhân vật giấu tên tiết lộ với báo The Washington Post. Báo này không đưa ra thông tin chi tiết về bất cứ phản ứng nào nếu có, xuất phát từ phát biểu của ông Trump.
Cho đến nay, Moscow vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức nào về cuộc điện thoại được cho là giữa ông Trump và ông Putin. Hôm 7/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói với NBC News rằng, ông đã nói chuyện với khoảng 70 nhà lãnh đạo thế giới kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, nhưng Tổng thống Putin không nằm trong số đó. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ nói chuyện”, ông Trump nói vào thời điểm đó.
Hôm 8/11, ông Trump đã có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky. Ông Zelensky sau đó mô tả cuộc trò chuyện là “tích cực” và ca ngợi nỗ lực tiếp cận của ông Trump ngay sau chiến thắng là đáng khích lệ. Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky lưu ý ông “vẫn chưa biết” hành động cuối cùng của ông Trump, nhưng cho rằng nếu giải quyết xung đột “nhanh chóng”, thì nhiều khả năng sẽ là “thất bại cho Ukraine”.

Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã nhiều lần cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột giữa Moscow và Kiev, thậm chí có khả năng là trước khi chính thức nhậm chức. Tuy nhiên, ông chưa cung cấp bất kỳ chi tiết cụ thể nào về cách ông dự định đạt được điều này.
Trước đó, tờ Wall Street hôm 8/11 cho biết, đội ngũ của ông Donald Trump đang đề xuất một kế hoạch mà theo họ là hướng đến hòa bình và ổn định lâu dài. Kế hoạch này kêu gọi việc “đóng băng” xung đột tại Ukraine và thiết lập một khu phi quân sự dọc theo tiền tuyến. Đề xuất này đi kèm với điều kiện Ukraine phải cam kết từ bỏ nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ít nhất trong 20 năm. Tuy nhiên, Mỹ vẫn cam kết tiếp tục cung cấp vũ khí và hỗ trợ đào tạo cho lực lượng Ukraine, nhưng sẽ tránh việc điều binh lính Mỹ tham chiến.
Đề xuất này, tuy đầy tham vọng, nhưng ngay từ đầu đã gặp phải sự hoài nghi từ các chuyên gia phân tích quốc tế. Nhà phân tích chính trị và quân sự người Nga Sergey Poletaev cho rằng, dù đây là động thái hòa bình đầu tiên, khả năng thực hiện thành công rất thấp, vì Nga không chấp nhận một giải pháp không đảm bảo được mục tiêu loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa quân sự từ Ukraine.


Các lực lượng vũ trang của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được nhận định là chưa đủ khả năng đối phó với cuộc chiến tranh UAV ngày càng phức tạp.
Bộ Cựu chiến binh Mỹ đang có kế hoạch cắt giảm hơn 80.000 nhân viên, dù bị lên án mạnh mẽ bởi các nhóm cựu chiến binh và đảng Dân chủ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ trừng phạt Hamas, nếu lực lượng này không thả ngay lập tức các con tin Israel.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa lên tiếng ca ngợi những chuyển động tích cực trong quan hệ với Mỹ, đồng thời bày tỏ hy vọng hai bên sẽ có cuộc gặp sớm nhất vào tuần tới.
Giám đốc CIA John Ratcliffe cho biết, Mỹ đã chấm dứt việc chia sẻ thông tin tình báo với Kiev từ ngày 5/3.
Các lô hàng viện trợ quân sự từ Mỹ đến trung tâm hậu cần tại thành phố Rzeszow, Ba Lan, không còn được vận chuyển trực tiếp sang Ukraine, theo trang tin Onet.pl.
0