Những điểm xuất hành đầu năm của người Hà Nội
Đối với người Việt, đi chùa đầu năm chính là một nét đẹp truyền thống được lưu truyền qua bao đời. Ngoài việc đến chùa dâng hương, viết sớ nguyện cầu, với nhiều người, đây còn là dịp để vãn cảnh, du xuân, giúp tâm hồn thanh tịnh, thư thái để bắt đầu một năm mới may mắn và suôn sẻ.
Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ có một vị trí rất đặc biệt – nằm ngay trên một đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây. Phủ Tây Hồ gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ở đây thờ Chúa Liễu Hạnh – một trong tứ bất tử, là chủ cõi đất, cõi trần gian, những cõi gần gũi với con người.

Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm du xuân ở Hà Nội có tiếng bao đời nay là do người dân tin rằng khi đến đây thì sẽ được ban phúc, giải ách. Không chỉ vậy thì ngoài việc đi lễ, mọi người còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp của phủ, của hồ Tây, hít thở không khí trong lành, đặc biệt là khi tới Phủ Tây Hồ vào thời điểm sáng sớm.
Vào dịp tết Nguyên đán thì nơi đây thường rất đông, thậm chí còn có nhiều người không thể chen chân và quay về. Thời điểm đông nhất vào khoảng 10h-16h hàng ngày, đặc biệt vào ngày mồng 1,2,3 tết nguyên đán.
Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ nổi tiếng ở trung tâm Thủ đô là nơi thờ Phật, hậu đường thờ quốc sư triều Lý là Thiền sư Khuông Lộ. Từ lâu, ngôi chùa đã nổi tiếng là linh thiêng, thanh tịnh. Ngoài ra đây còn là trụ sở của giáo hội Phật giáo Việt Nam, là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của giáo hội. Bởi vậy trong ngày đầu năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.

Chùa Kim Liên
Chùa Kim Liên được xếp hạng thuộc 10 di tích kiến trúc cổ đẹp nhất Việt Nam, với ý nghĩa “bông sen nở trên mặt hồ Tây”. Chùa được xây vào năm 1443 từ thời Lý – Trần. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là kiểu kiến trúc đậm chất cung đình của nhà Lý. Bắt đầu từ tam quan là ba nếp xếp theo hình chữ “tam” đối xứng với trục kéo dài đến nhà Tổ. Phía bên ngoài chùa là tấm bia cổ nhất của Hà Nội.

Với lối kiến trúc độc đáo, tinh xảo vẫn còn lưu giữ lại tinh hoa văn hóa tín ngưỡng một thời thì đây luôn là nơi người dân Hà Nội chọn làm địa điểm du xuân tâm linh để cầu may mắn và hạnh phúc dịp đầu năm mới.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc là một lựa chọn bạn có thể tìm đến vào ngày đầu năm mới. Ngôi chùa này nằm ngay cạnh mặt hồ với Bảo tháp lục độ đài sen cao 11 tầng. Chùa có tuổi đời hơn 1500 năm vô cùng linh thiêng, uy nghi, cổ kính.

Hằng năm vào mỗi dịp ngày rằm, mùng 1 hay lễ tết, ngôi chùa đón 1 lượng lớn Phật tử thập phương đến dâng hương, lễ vật và vãn cảnh.
Chùa Vạn Niên
Chùa Vạn Niên tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, được xây dựng từ năm 1014. Đây là ngôi chùa thiêng của đất Thăng Long và được Bộ VHTT xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1996.

Chùa Vạn Niên có thiết kế kiến trúc bằng gỗ với nhiều hoa văn, họa tiết mang phong cách văn hóa phương Đông. Trong đó, các nếp nhà xây dựng hướng Đông gồm có tam quan, chùa chính, điện mẫu, nhà tăng, nhà phụ. Ngôi chùa còn lưu giữ rất nhiều pho tượng quý hiếm từ xa xưa từ thời Lê, Tây Sơn.


Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.
Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.
Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.
Hơi thở của cuộc sống hiện đại trong âm nhạc đường phố nhiều năm nay đã mang đến cho không gian hồ Gươm một góc nhìn vô cùng mới mẻ, lôi cuốn và hấp dẫn mọi du khách mỗi dịp cuối tuần.
Giữa những bộn bề cuộc sống, người ta luôn tìm kiếm cách để giải trí, để tái tạo năng lượng. Swing - môn nhảy sôi động là một cách để người trẻ tận hưởng cuộc sống.
Cổng Đục là đoạn phố nối giữa hai phố Hàng Vải và Hàng Mã, nơi đây đã trở thành một điểm nhấn trong bản đồ du lịch văn hóa của du khách.
0