Nghị sỹ Mỹ phải rời phòng họp vì ngắt lời ông Trump

Dân biểu đảng Dân chủ đại diện bang Texas Al Green đã bị buộc rời khỏi phòng họp của Hạ viện Mỹ sau khi liên tục la ó trong lúc Tổng thống Donald Trump đang phát biểu tại phiên họp chung của lưỡng viện Quốc hội vào sáng 5/3.

Chỉ ít phút ngay sau bài phát biểu của Tổng thống Trump, Dân biểu đảng Dân chủ đại diện bang Texas Al Green đã đứng dậy và bắt đầu hét vào mặt Tổng thống, đồng thời vung gậy về phía ông.

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson ngay lập tức lên tiếng cảnh báo: "Các thành viên đang cố tình và liên tục vi phạm nghi thức. Tôi đã sẵn sàng chỉ đạo Trung sĩ canh gác khôi phục trật tự cho phiên họp chung".

Ông Johnson sau đó yêu cầu Dân biểu Al Green ngồi xuống, tuy nhiên ông Al Green phớt lờ và đáp lại: “Ông ấy [Trump] không có thẩm quyền gì cả”.

Đại diện Al Green của Texas hét lên khi Tổng thống Donald Trump phát biểu  tại Phiên họp chung của Quốc hội, diễn ra ở Phòng Hạ viện của Điện Capitol ở Washington, DC. Ảnh: CNN

Trước tình huống này, ông Johnson ra lệnh: “Vì phát hiện có hành vi cố ý phá vỡ trật tự, tôi yêu cầu Trung sĩ canh gác đưa ông ấy ra khỏi phòng họp”. Lời tuyên bố này nhận được tràng pháo tay từ các nghị sĩ đảng Cộng hòa.

Một số thành viên đảng Cộng hòa còn hát vang: “Na-na-na-na, hey, hey, hey, goodbye”, ám chỉ sự rời đi của ông Green.

Sự cố trên hiện đang làm gia tăng căng thẳng trong bối cảnh hai đảng đối đầu gay gắt tại Quốc hội Mỹ.

Dân biểu Al Green, một trong những người chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh mẽ nhất, đã đệ đơn luận tội ông Trump về cái mà ông gọi là “cuộc thanh trừng sắc tộc ở Gaza” cách đây gần một tháng. Được biết, ông Al Green đã từng phát động nhiều nỗ lực luận tội Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.

Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.

Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.