Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu bỏ công cụ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu kỹ lộ trình gỡ bỏ công cụ hành chính room tín dụng theo chỉ đạo của Thủ tướng nhằm phù hợp hơn với thực tiễn, song vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2012, room tín dụng được áp dụng như "van an toàn" sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng "nóng" 2007–2011, gây lạm phát cao. Tuy nhiên, không có giải pháp nào là hiệu quả vĩnh viễn.

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đã gỡ bỏ room tín dụng đối với các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Hiện, công cụ này chỉ còn áp dụng với nhóm ngân hàng trong nước. Ngân hàng Nhà nước khẳng định, việc gỡ bỏ hoàn toàn room tin dụng sẽ có lộ trình, được tính toán kỹ, có tham khảo kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị chuyên môn.

Tính đến 30/6, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024 – mức cao nhất từ năm 2022. Lãi suất vay mới bình quân giảm còn 6,24%/năm. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành linh hoạt, phối hợp chặt với chính sách tài khóa, giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng mục tiêu 8% năm 2025.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

  • Quan tâm nhiều nhất
  • Mới nhất

15 trả lời

15 trả lời