Nga lạc quan về chấm dứt xung đột sau điện đàm Trump-Putin

Cc chính trị gia Nga đã phản ứng tích cực sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Có nhiều bình luận tích cực từ các chính trị gia Nga về cuộc đối thoại được mong đợi từ lâu giữa hai tổng thống Mỹ và Nga. Dù không ai coi đây là một bước đột phá, nhưng đa số đều tin rằng đối thoại vẫn tốt hơn là không có bất kỳ cuộc trao đổi nào.

Người dân Nga kỳ vọng Tổng thống Trump sẽ thực hiện lời hứa về việc chấm dứt xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, một chặng đường dài vẫn còn phía trước, khi các quan chức Nga cho rằng những người tiền nhiệm của Tổng thống Trump phải chịu trách nhiệm trước việc làm quan hệ Nga - Mỹ xấu đi trong thời gian qua.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải). Ảnh: Newsweek.

Tổng thống Putin được cho là người không dễ đàm phán và chưa từng nhượng bộ trước các tối hậu thư. Về vấn đề lãnh thổ, Điện Kremlin tuyên bố Nga sẽ không chấp nhận bất kỳ trao đổi lãnh thổ nào, điều mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã từng đề xuất trước đó.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmirty Peskov cho biết tất cả các đơn vị Ukraine hiện đang kiểm soát một phần vùng Kursk của Nga sẽ bị đánh bật. Moscow không nhượng bộ lãnh thổ và sẽ giữ lại tất cả các vùng đất mà nước này đã giành được ở Ukraine. Đây là một điều mà Kiev chắc chắn sẽ không chấp nhận.

Tuy nhiên, theo hãng tin Al Jazeera, những thay đổi bất ngờ vẫn có thể xuất hiện, như minh chứng từ cuộc trao đổi tù nhân gần đây giữa Nga và Mỹ. Mặc dù vẫn còn nhiều bất đồng, nhưng vẫn có lý do để duy trì sự lạc quan thận trọng.

Trong khi đó, theo bà Rachel Rizzo, thành viên cấp cao tại Trung tâm châu Âu của Hội đồng Đại Tây Dương, cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Vladimir Putin hôm 12/2 có thể đánh dấu “điểm khởi đầu” cho các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Ukraine. Bà nhận định Tổng thống Trump có quan điểm khác biệt rõ rệt về cuộc chiến này so với chính quyền tiền nhiệm Joe Biden.

Ông Trump coi cuộc chiến là "một sự sao nhãng chính trị", không phải là một cuộc tấn công vào nền dân chủ như quan điểm của chính quyền Biden. Điều này cho thấy ông thực sự mong muốn kết thúc xung đột. Chính vì vậy, nhà phân tích Rachel Rizzo cho rằng Mỹ sẽ không sẵn sàng hỗ trợ các cuộc tấn công bộ binh hoặc ủng hộ Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào thời điểm hiện tại.

Bà Rachel Rizzo cũng chỉ ra rằng việc Ukraine gia nhập NATO có thể gặp khó khăn lớn, vì tất cả 32 thành viên NATO phải đồng ý. Hơn nữa, các cam kết phòng thủ tập thể đi kèm với tư cách thành viên là điều mà Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu không sẵn sàng cam kết cho Ukraine lúc này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ít nhất 85 người Palestine đã thiệt mạng trong chiến dịch quân sự của Israel khi nước này gia tăng các cuộc không kích nhằm vào Dải Gaza.

Giới lãnh đạo Iran đồng loạt chỉ trích lập trường của Mỹ về chương trình làm giàu Urani, đồng thời cảnh báo nguy cơ đổ vỡ của các cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai bên.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.

Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.

Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.

Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.