Tổng thống Nga - Mỹ nói gì trong cuộc điện đàm?
Cuộc điện đàm “dài và hiệu quả cao", ông Trump cho biết trong một bài đăng trên nền tảng truyền thông xã hội Truth Social của mình. “Chúng tôi đã thảo luận về Ukraine, Trung Đông, năng lượng, trí tuệ nhân tạo, sức mạnh của đồng đô la và nhiều chủ đề khác", Tổng thống Mỹ viết.
Cả hai nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng họ muốn ngừng xung đột và giảm các thiệt hại, trong đó ông Trump tuyên bố “ngay lập tức” bắt đầu các cuộc đàm phán để giải quyết xung đột Ukraine.
Đây là cuộc tiếp xúc cấp cao chính thức đầu tiên giữa Moscow và Washington kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng 1. Trước đó, mặc dù có nhiều đồn đoán về các cuộc gọi điện thoại giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin, nhưng chưa có thông tin chính thức nào được công bố.
Ông Trump cũng đề xuất Saudi Arabia là nơi tổ chức cuộc gặp đầu tiên giữa ông và Putin trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. “Lần đầu tiên chúng ta sẽ gặp nhau ở Saudi Arabia, xem liệu chúng ta có đạt được điều gì không,” ông Trump nói. Ông ám chỉ rằng sẽ có một số cuộc gặp trong những tháng tới.

Phó Chủ tịch Thượng viện Nga, Konstantin Kosachev, cho rằng cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là “sự kiện chính” của năm, cho đến nay. Ông cho rằng các cuộc đàm phán đã tạo tiền đề cho các tiếp xúc trong tương lai, nhưng cảnh báo rằng bất kỳ "bước đột phá nào vẫn còn xa vời". Ông bày tỏ sự lạc quan thận trọng và nhấn mạnh rằng không có sai lầm cho cả hai bên.
“Tình hình, như họ nói, là không có quyền phạm sai lầm cho cả hai bên. Tôi chắc chắn rằng đây là cách hai nhà lãnh đạo sẽ chỉ đạo các nhóm đàm phán của họ”, Kosachev viết trên kênh Telegram của mình, “Những sai lầm sẽ vẫn còn trong lương tâm của các chính trị gia Ukraine và châu Âu đã kích động cuộc xung đột hiện tại. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước cử tri của mình”.
Trước thông tin về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho rằng châu Âu và Ukraine phải tham gia vào việc giải quyết xung đột Ukraine. "Hòa bình chỉ có thể đạt được cùng nhau, với Ukraine và với người châu Âu," bà nói với Politico, “Chúng ta phải cùng nhau đi trên con đường này để hòa bình trở lại châu Âu”.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết không có điều kiện tiên quyết nào mà Tổng thống Trump đặt ra trước các cuộc đàm phán với Nga.
Bà Karoline Leavitt cũng cho biết còn quá sớm để xác định khả năng Tổng thống Trump sẽ thăm Nga hoặc những điều kiện cần thiết để điều đó xảy ra.

Cũng theo bà Leavitt, sau cuộc điện đàm, Mỹ coi Nga là “đối thủ cạnh tranh lớn”. Bà cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống Trump luôn nỗ lực duy trì quan hệ ngoại giao tốt với các nhà lãnh đạo thế giới, đồng thời sẵn sàng chỉ trích khi cần thiết và lãnh đạo dựa trên nguyên tắc hòa bình thông qua sức mạnh.
Nhà Trắng cho biết các cuộc tiếp xúc giữa Tổng thống Mỹ với các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine là “rất tích cực”, đồng thời khẳng định cam kết của Mỹ trong việc chấm dứt xung đột tại Ukraine.


Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.
Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.
Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.
Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.
Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.
Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.
0