Mứt 'handmade', hương vị mới lạ cho ngày Tết cổ truyền
Cứ đến tầm đầu tháng Chạp, chị Lê Va lại bận rộn với những đơn đặt hàng làm mứt Tết. Khách hàng của chị phần lớn là những người thân, bạn bè, hàng xóm... sau khi ăn món mứt nhà chị làm thấy ngon và từ đấy giới thiệu cho mọi người mua.
Trước đây, chị thường làm mứt mỗi dịp Tết để phục vụ gia đình và làm quà biếu họ hàng, người thân. Những năm gần đây, thấy nhu cầu mứt tự làm tại nhà tăng, chị đã làm số lượng lớn để bán. Ban đầu chủ yếu là người quen đặt, sau đó thương hiệu mứt tự làm của gia đình được nhiều người biết tới. Trong đó, mặt hàng được ưa chuộng nhất là mứt dừa non, ngoài ra chị còn làm nhiều loại mứt khác như: mứt khoai lang, mứt cà rốt hay các loại bánh quy, bánh chả - chị Lê Va chia sẻ.
Theo chị Lê Va, trong quá trình làm mứt có thể sáng tạo màu sắc, sáng tạo các loại vị so với các sản phẩm truyền thống nên hợp khẩu vị của nhiều người. Thêm nữa, mứt “handmade” không sử dụng chất bảo quản, nguyên liệu thuần tự nhiên và quy trình chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Với mứt tết "handmade", mọi công đoạn đều làm bằng tay, theo cách thủ công truyền thống nên mất khá nhiều thời gian. Vào dịp Tết, trung bình mỗi ngày chị làm được khoảng 30 kg mứt các loại. Để đáp ứng được các đơn đặt hàng của khách, vào dịp Tết, nhóm của chị phải làm việc liên tục không ngừng nghỉ từ sáng sớm đến tối muộn.
Trước sự xuất hiện ồ ạt của bánh kẹo ngoại nhập rất ngon, sang trọng nhưng cũng đắt tiền, mứt tết truyền thống với nhiều vị và cách chế biến cũng có giá trị riêng trong lòng nhiều người. Mứt “handmade” không chỉ đem đến hương vị mới lạ cho ngày Tết cổ truyền, mà còn góp phần tạo thị trường mứt sôi động, thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cũng nên cân nhắc, lựa chọn sản phẩm mứt tự làm ở những địa chỉ uy tín, không để các thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng “mượn danh” hàng “handmade” tiếp cận người tiêu dùng.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.
0