Mặt bằng bán lẻ trung tâm TP.HCM ế ẩm
Biển treo "Cho thuê nhà" có thể nhìn thấy ở nhiều tuyến phố trung tâm TP.HCM như ở 407 Sư Vạn Hạnh, Quận 3; 201 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3; 192 Lý Tự Trọng, Quận 1; 42 Lê Lợi, Quận 1...
Ông Trần Trung Hiếu - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng địa ốc C.C.House, chia sẻ: "Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ mặt bằng kinh doanh bán lẻ, thứ nhất đó là dịch bệnh làm suy thoái kinh tế. Yếu tố thứ hai là do sự chuyển hóa lĩnh vực, hiện tại đa phần là chuyển hóa lĩnh vực thời trang. Mặt bằng có vị trí chiến lược có xu hướng tăng chứ không giảm vì người chủ nhà họ muốn chọn mặt gửi vàng, tìm những đơn vị có uy tín để gắn kết lâu năm".

Những quy định trong cấp phép liên quan đến phòng cháy chữa cháy cũng khiến các mô hình quán karaoke hay khách sạn nhỏ tại trung tâm thành phố có xu hướng thu hẹp. Mô hình kinh doanh thời trang, hàng tiêu dùng gặp khó khi khâu logistics đã được cải thiện, hàng hóa dễ dàng đến tận tay người tiêu dùng thông qua các trang bán hàng online, vai trò của cửa hàng vật lý không còn quan trọng nữa.
Nhu cầu người thuê là vậy, nhưng người có nhà cho thuê lại có cái lý của riêng mình, với việc điều chỉnh giá đất của Luật Nhà ở, nhiều mặt bằng đã tăng giá bán do vậy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bị chênh lệch khá nhiều.
Để một giao dịch thành công, đòi hỏi cả người thuê và chủ nhà có thiện chí tiến lại với nhau trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, với nhiều lý do ở hiện tại, có vẻ như cả hai bên đang gặp khó trong việc tìm tiếng nói chung. Chính vì vậy, trong ngắn hạn, trung tâm TP. HCM vẫn sẽ có nhiều mặt bằng đắc địa bị bỏ phí.
Theo Cục Thống kê TP.HCM, nửa đầu năm 2024, trong gần 26.000 doanh nghiệp mới thành lập thì có đến hơn 21.000 doanh nghiệp thuộc ngành thương mại, dịch vụ, với tổng vốn đăng ký gần 180.000 tỷ đồng.


Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.
Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.
Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.
0