Khu 'đất vàng' Giảng Võ có bước tiến pháp lý
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 241/QĐ-UBND, cho phép Công ty Cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam điều chỉnh tên người sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng hơn 6,8 héc-ta đất tại 148 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình để thực hiện dự án Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa.
Vào năm 2016, dự án được duyệt quy hoạch với 10 tòa chung cư cao 50 tầng. Vingroup là công ty mẹ của Chủ đầu tư dự án (hay còn gọi là Công ty Hội chợ triển lãm Việt Nam). Tuy nhiên, mảnh "đất vàng" 6,8 ha ngay trung tâm Hà Nội vẫn "án binh bất động", gây lãng phí lớn và ảnh hưởng đến diện mạo đô thị.
Vì vậy, Hà Nội quyết định triển khai lại dự án nhưng không xây nhà ở. Dự án sẽ trở thành một Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa. Bao gồm kinh doanh văn phòng, xây trường học liên cấp, và đặc biệt là trồng cây xanh và chỉnh trang đô thị, hạ tầng. Chủ đầu tư dự án vẫn là Công ty hội chợ triển lãm Việt Nam, một công ty con của Vingroup.
Quy hoạch mới dành hơn 1,9 ha cho cây xanh và giao thông, trong đó 1,5 ha là đất giao thông, 0,4 ha là đất cây xanh. So với quy hoạch cũ gây tranh cãi hồi 2016, cho phép chủ đầu tư xây tới 10 tòa căn hộ 50 tầng ở vị trí này, thì quy hoạch mới được cho là “đẹp” hơn rất nhiều với việc ưu tiên hạ tầng và cây xanh đô thị. Một trong những điểm mới đáng chú ý là sự xuất hiện của trường học liên cấp, dù chưa rõ là trường công hay tư, nhưng đây là tin vui với cư dân Thủ đô trước thực tế đang thiếu cơ sở trường học và bệnh viện.
Đối với Vingroup, việc đầu tư vào trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê có thể không phải thế mạnh, do tập đoàn này thường thành công với bất động sản cao tầng. Trước đó, Vincom Retail (công ty con khác của Vingroup) vẫn duy trì lợi nhuận bền vững từ việc vận hành các trung tâm thương mại Vincom.
Hiện tại, Công ty Hội chợ triển lãm Việt Nam đang đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với mức giá khoảng 160.000 đồng/cổ phiếu, là một trong những cổ phiếu đắt giá nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo báo cáo tài chính quý 3, công ty đã đầu tư 151 tỷ đồng vào dự án Giảng Võ, bên cạnh các dự án khác tại Đông Anh với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 1.6 nghìn tỷ đồng.
Tiềm năng của các dự án này, đặc biệt khi huyện Đông Anh đang "sốt đất", chính là yếu tố giúp giá cổ phiếu của công ty duy trì ở mức cao, dù doanh thu và lợi nhuận chưa thật sự nổi bật. Phần lớn lợi nhuận của công ty đến từ lãi tiền gửi.
Việc dự án Giảng Võ có thêm bước tiến pháp lý mới giúp công ty có thể mau chóng triển khai dự án, thu về dòng tiền tích cực. Đây là điều mà Vingroup đang rất cần, đặc biệt khi dự án xe điện được cho là dự án “đốt tiền” dù có nhiều thông tin lạc quan.


Dù mới chỉ là dự kiến nhưng thông tin Hà Nội sắp triển khai tuyến đường sắt số 5 Văn Cao - Hòa Lạc đã bị lợi dụng để đẩy giá đất. Nhiều nhà đầu tư lao vào lướt sóng kiếm lời nhưng vỡ mộng khi thị trường chững lại, vốn bị "om" hàng tỷ đồng.
Dù được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ người thu nhập thấp, nhưng mức giá thuê nhà ở xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã lên đến 17 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức chi trả ngang bằng thậm chí còn hơn cả thuê nhà thương mại.
Tình trạng hàng loạt dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý kéo dài, đặc biệt trong khâu giao đất, cấp phép xây dựng và giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, thanh khoản thị trường và niềm tin của nhà đầu tư, nếu không được tháo gỡ sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng vào sáng nay, 13/5.
Căn cứ vào các đối tượng sử dụng đặc thù cũng như đòi hỏi phát triển bền vững của kiến trúc, có thể khái quát các yêu cầu thiết kế căn bản của loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam như sau.
Hàng chục căn nhà ở xã hội TP. Biên Hòa đã được trả lại sau khi Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vào cuộc kiểm tra, vận động chủ căn hộ trả lại nếu không có nhu cầu sử dụng.
0