Không gian nghệ thuật ‘chạm’ trong lòng phố cổ

Giữa lòng phố cổ Hà Nội, nơi nhịp sống hiện đại hòa quyện cùng những giá trị văn hóa truyền thống, một không gian nghệ thuật đặc biệt đang chờ đón du khách. Đó là chuỗi chương trình "Cải lương - Tinh hoa nghệ thuật Việt" tại Rạp Chuông Vàng, số 72 Hàng Bạc.

Cải lương là loại hình sân khấu độc đáo kết hợp giữa lời ca, âm nhạc và diễn xuất, không chỉ mang đến những phút giây thưởng thức nghệ thuật, mà còn là cánh cửa mở ra thế giới của lịch sử, văn hóa và tâm hồn người Việt.

Tại đây, khán giả không chỉ được đắm mình trong những vở diễn kinh điển, mà còn có cơ hội khám phá không gian nghệ thuật "chạm", nơi tái hiện nét đẹp văn hóa một cách chân thực và sống động.

Ông Phạm Chỉnh, Giám đốc Nhà hát cải lương Hà Nội, cho hay: “Với không gian chạm thì chúng tôi muốn kể cho quý khách nghe câu chuyện về nghệ thuật dân tộc. Chúng tôi muốn khán giả hiểu hơn để qua thông qua không gian này, quý khách sẽ chạm vào những giá trị truyền thống, chạm vào cảm xúc, chạm vào nguồn cội và chạm vào tất cả những giá trị văn hóa, đấy là không gian nghệ thuật sắp đặt của chúng tôi".

“Không gian chạm” là nơi hội tụ tinh hoa của nghệ thuật cải lương. Đây không chỉ là một nơi trưng bày, mà còn là hành trình đưa người xem trở về với miền ký ức, nơi những giai điệu đờn ca tài tử vang lên giữa không gian hoài niệm, nơi từng thước vải, từng đạo cụ trên sân khấu đều kể lại những câu chuyện của bao thế hệ nghệ sĩ.

“Không gian chạm” được thiết kế để mỗi bước chân đều là một sự kết nối: kết nối giữa người thưởng thức và nghệ thuật, giữa hiện tại và quá khứ, giữa những giấc mơ sân khấu với những khán giả yêu mến cải lương.

Không chỉ đứng ngoài chiêm ngưỡng, khán giả còn có thể chạm vào những giá trị ấy, tự mình khoác lên những bộ y phục xưa, thử cầm trên tay cây kiếm, cây quạt của các nhân vật trên sân khấu, hay trải nghiệm không gian hậu trường, nơi những phép màu của nghệ thuật được tạo nên.

Chị Phạm Thị Thanh Huyền, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chia sẻ: “Khi tham gia vào không gian chạm này, mình mới thấy thực sự hiểu hơn về tất cả những góc khuất, tất cả những cái đằng sau để tạo nên một chương trình biểu diễn cải lương".

Ở “không gian chạm”, khán giả được chiêm ngưỡng những bộ trang phục lộng lẫy từng xuất hiện trong các vở diễn kinh điển, những nhạc cụ đã dệt nên hồn cốt của đờn ca tài tử và cải lương, những hình ảnh và câu chuyện về những người nghệ sĩ đã dành trọn đời mình để giữ lửa cho sân khấu truyền thống.

“Không gian chạm” không chỉ là một điểm đến, mà còn là một nhịp cầu, đưa nghệ thuật cải lương đến gần hơn với công chúng hôm nay, để từ đó, những giá trị truyền thống không chỉ được lưu giữ, mà còn tiếp tục lan tỏa, tiếp tục sống động trong dòng chảy của thời gian.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công viên Thanh Xuân nằm giữa những khu nhà cao tầng và hệ thống giao thông đông đúc. Nơi đây như một ốc đảo xanh giúp thanh lọc không khí, tạo một không gian xanh thư thái, cân bằng nhịp sống cho nhân dân tại khu vực.

Video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam trên YouTube vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cho ra mắt.

Không giới hạn trong hoạt động trưng bày, giới thiệu hiện vật, Bảo tàng Hà Nội đang dần trở thành một không gian sáng tạo hấp dẫn khách tham quan.

Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam vừa được ra mắt với mục tiêu nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Với thiết kế độc đáo, Bảo tàng Hà Nội không chỉ đơn thuần là nơi lưu giữ các hiện vật lịch sử mà còn là nơi quá khứ và hiện tại giao hòa, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của Hà Nội qua hàng nghìn năm.

Giữ gìn làng nghề không chỉ là bảo tồn văn hóa, mà còn tạo ra giá trị kinh tế mới. Việc gia nhập mạng lưới Thành phố Thủ công Sáng tạo thế giới là cơ hội đưa làng nghề Hà Nội vươn tầm quốc tế, nhưng vẫn giữ được hồn cốt dân tộc.