Không còn dấu hiệu sự sống trong vụ sập nhà Thái Lan

Lực lượng cứu hộ tại Bangkok, Thái Lan tiếp tục cuộc tìm kiếm những người mắc kẹt dưới đống đổ nát của tòa nhà 30 tầng bị sập vào ngày 28/3, dù hầu hết nạn nhân không còn dấu hiệu sự sống.

Tại hiện trường, các công nhân và lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực không ngừng sử dụng máy móc hạng nặng để phá vỡ lớp bê tông và thép nhằm tìm kiếm người sống sót. Tuy nhiên, cho đến nay, các máy quét chỉ phát hiện thêm nhiều thi thể và không còn bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có người sống sót.

Như vậy, đến nay, tổng số nạn nhân thiệt mạng đã lên tới 13 người, trong khi 9 người khác bị thương. Các cơ quan chức năng hiện vẫn đang cố gắng tìm kiếm 74 trường hợp được cho là mất tích.

Theo thông tin từ Bangkok Post, tòa nhà bị sập đã được khởi công vào năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2026, nhưng tiến độ thi công liên tục bị trì hoãn. Phó Tổng Kiểm toán Thái Lan Sutthipong Boonnithi cho biết, tòa nhà chỉ hoàn thành 30% khối lượng công việc trước khi sự cố xảy ra.

Vụ sập tòa nhà này là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất do trận động đất gây ra tại Thái Lan. Đây là tòa nhà duy nhất ở Bangkok bị đổ sập hoàn toàn. Chính phủ Thái Lan đã mở cuộc điều tra để làm rõ nguyên nhân vụ sập, sau khi phát hiện các mẫu thép không đạt tiêu chuẩn tại hiện trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.